• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mở hướng làm giàu

Nguồn tin: Kinh tế đô thị, 05/07/2017
Ngày cập nhật: 7/7/2017

Phát huy lợi thế vùng đất đồi gò có nhiều trang trại trồng cây ăn quả lâu năm như vải, nhãn, cam, bưởi…, thì phong trào nuôi ong lấy mật ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội đang phát triển mạnh. Tiêu biểu là gia đình ông Phùng Thế Keng, ở thôn Bằng Tạ.

Ông Phùng Thế Keng kiểm tra đàn ong của gia đình.

Chọn mua giống của Hội Nuôi ong mật Việt Nam, lúc đầu chỉ với 3 đàn, đến nay gia đình ông Keng đã phát triển, nhân rộng được 50 đàn ong cho mật. Trong khi ở địa phương đã có nhiều gia đình nuôi ong thất bại bởi ong bỏ tổ, hoặc chết nhiều, thì đàn ong của gia đình ông Keng vẫn ngày một phát triển, mang lại cho gia đình nguồn thu nhập cao. Theo ông Keng, nuôi ong không mất nhiều công chăm sóc mà chủ yếu phải nắm bắt được đặc tính sinh trưởng và phát triển của đàn ong để tránh cho ong khỏi mắc một số bệnh thông thường như bệnh thối ấu trùng, ấu trùng túi… Ông Keng cho biết thêm: “Để đạt hiệu quả cao trong quá trình phát triển đàn ong mật, người nuôi ong phải khéo léo, tỷ mỉ, chịu khó chăm sóc và am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Từ đó, mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong”.

Trung bình mỗi năm, 50 đàn ong của gia đình cho trên 300 lít mật, với thời giá hiện nay, mỗi năm gia đình ông Keng thu về trên dưới 100 triệu đồng. “Ong xây tổ, người xây nhà”, thu nhập từ nghề nuôi ong mật đem lại thấy rõ thông qua ngôi nhà hai tầng khang trang của gia đình ông, 5 người con của ông Keng được học hành đến nơi đến chốn và có công việc ổn định.

Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong mang lại rất rõ ràng, tuy nhiên ông Keng cũng như nhiều hộ nuôi ong ở Ba Vì đều gặp phải khó khăn chung là muốn mở rộng quy mô nuôi nhưng chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Bởi hiện nay mật ong làm ra chủ yếu bán cho người quen, hoặc tiêu thụ nhỏ lẻ, nếu bán cho thương lái thường bị ép giá do mật ong Ba Vì chưa có thương hiệu và chưa có thị trường ổn định. Có thể nói, nghề nuôi ong lấy mật đang mở ra hướng thoát nghèo cho người dân các xã trên địa bàn huyện Ba Vì nói chung, xã Cẩm Lĩnh nói riêng. Tuy nhiên, để nghề này phát triển bền vững, trước mắt, huyện cần xem xét, tạo điều kiện giúp các hộ nuôi ong có phương thức quảng bá mật ong rộng rãi, tạo dựng thương hiệu cho mật ong, góp phần tận dụng tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này.

Trúc Như

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang