• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi dê nhốt chuồng cho thu nhập cao

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 29/08/2017
Ngày cập nhật: 1/9/2017

Nhận thấy việc phát triển chăn nuôi là hướng đi mới giúp tăng thu nhập, thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình chăn nuôi dê. Điển hình như mô hình nuôi dê nhốt chuồng của gia đình ông Lê Ngọc Dũng ở thôn 3 đã cho thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/năm.

Ông Lê Ngọc Dũng bên trang trại chăn nuôi dê nhốt chuồng của gia đình. Ảnh: H.H

Năm 2015, vợ chồng ông Dũng đã mạnh dạn bỏ ra hơn 80 triệu đồng để đầu tư làm chuồng trại và mua 10 con dê giống về nuôi. Thời gian đầu, ông Dũng gặp rất nhiều khó khăn nhất là về kỹ thuật chăm sóc dê. Sau khi tìm hiểu thông tin trên sách báo, internet và học hỏi từ những hộ đi trước, ông đã dần nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc dê. Từ đó, đàn dê của gia đình ông luôn phát triển tốt. Từ 10 con dê ban đầu, hiện nay, đàn dê dù xuất bán nhưng vẫn luôn giữ ở mức 30 con.

Theo ông Dũng, dê là loài động vật có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, thức ăn chủ yếu là cây keo, mít, cỏ, hoa lá… không cần thức ăn tinh bổ sung nên việc chăn nuôi không vất vả và tốn kém như các loài vật khác. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản từ 6 tháng đến 12 tháng. Thời điểm này, mỗi con dê thường có trọng lượng 25-30 kg, trung bình 1 năm dê đẻ khoảng 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Với giá thịt dê hiện nay trên thị trường khoảng 100.000 -110.000 đồng/kg, người nuôi dê có mức thu nhập khá.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại chăn nuôi dê của gia đình, ông Dũng vui vẻ nói: “Nuôi dê nhốt chuồng, tôi chỉ phải đi cắt lá keo về cho dê ăn, còn thời gian rảnh rỗi thì làm việc khác. Nếu thả dê tự nhiên thì phải đi chăn cả ngày”. Bên cạnh việc tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ chủ yếu là lá keo lấy từ những hộ gia đình khác trên địa bàn xã cho dê ăn, ông Dũng còn chủ động trồng thêm cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn vào mùa khô hạn cho đàn dê. Ngoài ra, ông còn tận dụng phân dê để bán cho các hộ ươm cây giống. Nhờ đó, thời gian qua, gia đình ông đã tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư.

“Công đoạn khó nhất trong quá trình chăn nuôi dê là khi dê đẻ và khi mùa mưa đến. Mùa mưa thì khí hậu thay đổi thất thường, mình phải theo dõi; mùa lạnh thì ban đêm mình kéo bạt xuống nhằm tránh gió độc làm ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của đàn dê, ban ngày thì cuốn bạt lên”-ông Dũng cho biết thêm.

Huy Hoàng

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang