• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người có sở thích làm giàu từ nuôi thú rừng

Nguồn tin: Nông nghiệp VN, 18/08/2017
Ngày cập nhật: 20/8/2017

Anh Trần Văn Giang (46 tuổi, ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) sau nhiều thất bại nuôi nhím đã chuyển sang nuôi chồn hương và chim công kết hợp mỗi năm lãi hơn 300 triệu đồng.

Anh Giang kiểm tra sức khỏe đàn chồn hương

Tìm đến tham quan trang trại của anh Giang, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chỉ với 60m2 chuồng nuôi khép kín ngay tại khu dân cư nhưng được bố trí hợp lý, trong đó 40m2 nuôi chồn hương, 20m2 nuôi chim công. Chuồng trại luôn giữ được thoáng mát, sạch sẽ giúp vật nuôi phát triển mạnh và tránh được dịch bệnh.

Anh Giang kể, năm 2014 sau nhiều năm nuôi nhím thua lỗ vì rớt giá, anh vay mượn của người thân gần 50 triệu đồng, lặn lội ra Nghệ An để mua 5 cặp chồn hương giống với giá 40 triệu về nuôi thử.

“Do có sở thích nuôi thú rừng, tôi thấy loài chồn hương này đẹp và thơm nên mua về nuôi thử xem sao. Lúc mới nuôi do không nắm được kỹ thuật nuôi và ít sự chăm sóc, nên 3 con chết vì bệnh và một số trốn khỏi chuồng. Sau những tổn thất đó, tôi tập trung nghiên cứu cách thức nuôi và nhân rộng số đàn lên ổn định như bây giờ”, anh Giang nhớ lại.

Sau khi thu được những “quả ngọt” đầu tiên từ chuồng nuôi thử nghiệm chồn hương. Năm 2016 anh Giang lại ra Hà Nội mua 3 cặp chim công giống với giá 12 triệu đồng. Sau khi nuôi một thời gian, đàn công phát triển mạnh nhưng gia đình anh bị trộm mất một cặp.

Theo anh Giang, nuôi chồn hương cũng như nuôi mèo, với diện tích chuồng nuôi rộng khoảng 1m2 nhưng phải được rào kín để chúng không ra được. Một ngày chỉ ăn một lần và thức ăn chủ yếu là cháo cá hoặc cháo thịt. Chi phí cho mỗi bữa ăn chỉ khoảng 2.000 đồng/con. Mỗi năm, một con chồn cái sinh được 2 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 con. Sau một năm nuôi đạt trọng lượng từ 3 - 4kg/con.

“Chồn hương chỉ nhiễm bệnh cầu trùng nên phải chích thuốc thường xuyên cho chúng. Khi nuôi hạn chế cho ăn sống vì khi đó chồn dễ đau bụng và dễ chết. Đặc biệt khi nuôi chồn hương con, phải hạn chế sờ vào nó. Vì khi con vật có hơi người thì chồn hương mẹ sẽ ăn thịt chồn con”, anh Giang chia sẻ.

Cũng theo anh, nuôi chim công cũng như nuôi gà, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho ăn đúng bữa. Chim công có thể ăn thêm rau và cỏ. Loài công chỉ sinh sản từ tháng 2 đến tháng 7, mỗi mùa 1 cặp sẽ đẻ được gần 50 trứng. Hiện tại, anh đầu tư máy ấp trứng mini nên tỷ lệ chim con nở rất cao.

Đàn chim công của anh Giang phát triển tốt

Nhờ nắm được kỹ thuật nuôi, từ 10 con chồn giống ban đầu, anh Giang nhân rộng diện tích nuôi lên và luôn duy trì từ 30 - 40 con chồn hương thương phẩm. Với giá thị trường hiện nay 1,5 triệu đồng/kg, trừ mọi chi phí thu lãi 4 triệu đồng/con.

Hiện đàn chim công có 10 con, trong đó 4 con bố mẹ, 6 con nhỏ và hơn 50 trứng sắp nở. Sau khi nở anh bán chim công giống cho bà con, mỗi lứa thu về hàng chục triệu đồng. Sau khi trừ mọi chi phí từ nuôi chồn hương và chim công, mỗi năm lãi ròng hơn 300 triệu đồng.

HỒNG BẰNG

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang