• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hưng Yên: Bảo đảm an toàn diện tích nuôi thủy sản trong mùa mưa bão

Nguồn tin: Báo Hưng Yên, 07/08/2020
Ngày cập nhật: 10/8/2020

Nuôi thả thủy sản ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên, việc bảo đảm an toàn sản xuất, phòng tránh thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản trong mùa mưa bão được đặc biệt quan tâm nhằm giảm thiểu thiệt hại, duy trì sản xuất hiệu quả.

Nông dân xã Tân Hưng kiểm tra, gia cố lại lồng nuôi cá trên sông

Diện tích mặt nước nuôi thủy sản toàn tỉnh hiện đạt khoảng 5,7 nghìn ha; cùng với đó là hơn 360 lồng nuôi cá trên sông, tập trung ở các huyện như: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên. Thời điểm này, người nuôi thủy sản trong tỉnh đang tập trung cao để thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho diện tích nuôi thủy sản và các lồng cá trên sông. Bà Vũ Thị Hoa, người nuôi thủy sản thương phẩm ở xã Hạ Lễ (Ân Thi) cho biết: “Gia đình tôi có 3 ao nuôi cá thương phẩm, tổng diện tích hơn 1 mẫu. Để giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão, gia đình tôi chủ động kiểm tra, gia cố lại bờ ao, chuẩn bị sẵn sàng lưới quây để chống thất thoát cá khi có mưa lớn. Ngoài ra, tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng máy bơm nước; máy khuấy tạo ô xy… để sử dụng khi cần điều tiết nước, điều hòa ô xy trong nước cho cá sau mỗi lần thời tiết thay đổi, sau mưa”.

Trong mùa mưa bão, thời tiết thay đổi đột ngột, tác động mạnh đến môi trường ao nuôi, dễ khiến cho thủy sản suy yếu, mắc bệnh và chết. Vì thế, để hạn chế thiệt hại, người nuôi cũng dành thời gian để tăng cường theo dõi sự thay đổi môi trường nước trong ao để điều chỉnh kịp thời bằng hóa chất, vôi bột, chế phẩm sinh học... bảo đảm môi trường và sinh trưởng của các đối tượng nuôi.

Ngoài diện tích trong ao, đầm, các khu vực nuôi cá lồng trên sông dễ bị thiệt hại bởi mưa bão. Chi phí cho mỗi lồng nuôi cá khá cao, đối tượng nuôi chính ở các lồng cá chủ yếu là cá đặc sản như: Lăng, trắm cỏ, diêu hồng, chép giòn, ngạnh… nên khi bị ảnh hưởng, thất thoát nông dân sẽ thiệt hại nặng nề. Ông Trần Văn Mỹ, người nuôi cá lồng trên sông Hồng tại khu vực xã Tân Hưng (thành phố Hưng Yên) cho biết: “Khi xây dựng, lắp đặt lồng nuôi cá, chúng tôi đã tính toán kỹ lưỡng đến yếu tố thời tiết và mực nước. Hệ thống lồng ống thép kiên cố được xây dựng chắc chắn, đạt tiêu chuẩn, kết hợp với lưới vây và dây thừng gia cố, có mấu neo vào bờ. Trong mùa mưa bão, chúng tôi kiểm tra kỹ lưỡng lại từng lồng nuôi, không xuống giống mới, chủ động thu hoạch cá đến lứa”.

Hàng năm, trước khi bước vào vụ nuôi thủy sản chính vụ, Chi cục Thủy sản cử cán bộ xuống cơ sở, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản thực hiện tốt việc cải tạo ao đầm, đắp tôn cao thêm bờ để phòng, tránh việc tràn ngập trong mùa mưa bão. Tuyên truyền tới các địa phương, ngành chức năng để thực hiện tốt việc tu sửa cống đầu mối, nạo vét các kênh mương chính dẫn nước vào vùng nuôi thủy sản tập trung... Trước khi có bão xảy ra, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nắm được diễn biến tình hình thời tiết, chủ động các biện pháp bảo vệ diện tích thủy sản. Đồng thời khuyến cáo các hộ tiến hành thu hoạch thủy sản trước khi xảy ra mưa bão nếu đạt kích cỡ thương phẩm. Hàng năm, chi cục tổ chức các đợt tập huấn để phổ biến kiến thức chăm sóc, bảo vệ thủy sản trong mùa mưa bão cho nông dân trong tỉnh, nhất là các biện pháp hữu hiệu để giảm tổn thất như: Chống thất thoát cá, điều hòa độ pH, ô xy trong nước, tăng sức đề kháng cho thủy sản bằng vi-ta-min và khoáng chất… Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi cá sạch sẽ, thông thoáng và treo túi vôi trước dòng chảy, giảm mật độ nuôi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng, sử dụng các thiết bị kỹ thuật thường xuyên đo chỉ số độ pH, ô xy để xử lý kịp thời khi có bất thường.

Vi Ngoan

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang