• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sử dụng chế phẩm sinh học: Giải pháp nuôi tôm bền vững

Nguồn tin: Báo Bình Định, 01/04/2020
Ngày cập nhật: 6/4/2020

Ứng dụng chế phẩm sinh học BIDI-AGRI trong nuôi tôm thẻ chân trắng không những tăng khả năng kháng bệnh cho tôm, phòng ngừa dịch bệnh, mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mở ra hướng phát triển nghề nuôi tôm bền vững.

Tôm thẻ chân trắng của hộ nuôi tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ) sinh trưởng tốt nhờ sử dụng chế phẩm sinh học BIDI-AGRI.

Trên địa bàn tỉnh Bình Định,, hiện có 2.198 ha diện tích nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 789 ha (chiếm 36%), với sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 9.313 tấn/ha (chiếm 81%). Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã xác định nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ trọng tâm. Nhưng trên thực tế, nghề nuôi tôm thường chịu nhiều rủi ro vì dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và thói quen tự tiện sử dụng các chế phẩm trong nuôi tôm. Các mô hình thử nghiệm chế phẩm sinh học BIDI-AGRI do Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN (Sở KH&CN) nghiên cứu, được thí điểm tại 3 huyện: Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn bước đầu đáp ứng tốt việc giải quyết những khó khăn nêu trên.

Chế phẩm sinh học BIDI-AGRI bổ sung dòng vi khuẩn probiotic vào thức ăn cho tôm có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột tôm, giúp tôm tăng khả năng hấp thụ thức ăn, kích thích tăng trưởng và tăng sức đề kháng.

Ưu điểm lớn nhất của men vi sinh BIDI-AGRI là tăng cường sức đề kháng của tôm, phòng ngừa dịch bệnh. Chế phẩm sinh học BIDI-AGRI bổ sung dòng vi khuẩn probiotic vào thức ăn cho tôm có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột tôm, giúp tôm tăng khả năng hấp thụ thức ăn, kích thích tăng trưởng và tăng sức đề kháng.

Ông Lê Hồng Linh, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN, chủ nhiệm đề tài, cho hay: Trong môi trường luôn chứa đựng nhiều yếu tố gây bệnh. Nếu sức khỏe của tôm yếu, sức đề kháng kém, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công gây ra bệnh. Quá trình khống chế sinh học là tạo ra những dòng vi khuẩn có ích tác động đối kháng lên dòng vi khuẩn gây bệnh. Khi vi khuẩn có lợi phát triển với số lượng lớn trong đường ruột sẽ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả, lấn áp hoặc tiêu diệt vi khuẩn có hại cho đường ruột.

Là một trong những hộ tham gia mô hình khảo nghiệm chế phẩm sinh học BIDI-AGRI trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Bình Định, ông Phạm Tấn Hương (thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) chia sẻ: “Thường mùa nắng nóng như hiện nay, tôm rất dễ mắc các bệnh về đường ruột, nhất là bệnh phân trắng. Nhờ bổ sung men vi sinh BIDI-AGRI, các ao nuôi của tôi hiện vẫn phát triển bình thường, tôm phát triển tốt”.

Còn ông Huỳnh Ngọc Hoanh (thôn Cửu Lợi Nam, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn) cho biết, nhờ tuân thủ quy trình nuôi tôm của Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN từ khâu chọn giống tôm, cách chăm sóc và quản lý, đặc biệt xử lý môi trường ao nuôi kịp thời, trên diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng thử nghiệm 500 m2 thời gian nuôi 90 ngày, gia đình ông đã thu hoạch 1.350 kg tôm, lợi nhuận 112 triệu đồng, tăng 59% so với cách nuôi trước đây. “Nhiều hộ xung quanh thấy mô hình hiệu quả cũng muốn học hỏi để nuôi tôm theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và hoàn toàn không sử dụng kháng sinh”, ông Hoanh vui vẻ nói.

Bên cạnh đó, chế phẩm sinh học BIDI-AGRI dạng nước của Trung tâm giúp xử lý hiệu quả môi trường nước, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chi cục phó Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), trong nuôi tôm, 3 yếu tố mang tính quyết định là tôm giống, quản lý sức khỏe tôm nuôi và xử lý môi trường; trong đó môi trường quan trọng nhất. Giám sát và duy trì ổn định các yếu tố môi trường là việc làm cần thiết, quyết định cả vụ nuôi.

Bà Võ Cao Thị Mộng Hoài, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN cho hay, Trung tâm đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để thương mại hóa chế phẩm này và đưa chế phẩm vào áp dụng đại trà. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ hạn chế và tiến đến thay thế việc sử dụng các chất kháng sinh, từ đó nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở này, xây dựng môi trường nuôi trồng thủy sản an toàn, bền vững, sản phẩm thu được đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

HỒNG HÀ

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang