• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng hoa, cây cảnh phù hợp với nền nông nghiệp đô thị

Nguồn tin: Khuyến nông TPHCM, 09/01/2018
Ngày cập nhật: 11/1/2018

Ngày nay, khi mức sống từng bước được nâng cao thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp của người dân ngày càng lớn và nhu cầu này đang được “hiện thực hóa” bằng việc sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh. Đây không chỉ là nhu cầu, mà còn là thú vui tao nhã cho nhiều người trong việc tăng mỹ quan khuôn viên nhà, tô đậm mảng xanh cho môi trường sống, giúp môi trường thêm xanh, sạch, đẹp,… và đây được xác định là hướng đi đúng cho nền nông nghiệp đô thị hiện nay.

Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) được xem là một trong những thành phố phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng hiện đại, bền vững. Do đó, để phù hợp với quá trình phát triển và nhu cầu người dân thành phố, hiện ở các quận, huyện ngoại thành đã có nhiều nông hộ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng có hiệu quả cao từ việc phát triển các mô hình trồng hoa, cây cảnh.

Như về ấp Bến Đò, Phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM gặp gỡ chàng thanh niên 9x đam mê trồng lan - Lê Hoàng Hưng (sinh năm 1992). Với diện tích 500m2 đất Hưng đã đầu tư 2.000 cây lan Dendrobium. Sau đợt thu hoạch đầu tiên, Hưng kiếm kha khá tiền nên tiếp tục nhân rộng mô hình lên 5.000 cây. Nhận thấy Hưng là người đam mê trồng lan và có chí thú làm ăn nên Trạm Khuyến nông địa phương hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư giống thêm cho vườn cây của Hưng, phát triển mô hình. Trung bình mỗi tuần Hưng xuất từ 200 – 250 cây lan cho các thương lái ở Sài Gòn và các tỉnh thành khác như: Nha Trang, Sa Đéc – Đồng Tháp, Đà Nẵng, Hà Nội, còn những chậu không đạt yêu cầu, anh cắt cành, lặt bông để bán các shop hoa ở chợ Thủ Đức. Với giá trung bình 25.000đ/chậu trở lên và 500- 800đ/01bông, sau khi trừ chi phí mỗi tháng Hưng thu được từ 15 - 20 triệu đồng.

Còn về huyện Bình Chánh gặp anh Trương Bá Hầu (ấp 3, xã Tân Quý Tây) là người chuyên trồng hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu của người dân thành phố mỗi dịp Tết đến xuân về, gồm các loại như: sứ, mai vàng, sống đời, vạn thọ, cúc,… Anh kể, gia đình từ trước đến giờ chủ yếu làm nông với cây lúa là chính. Nhưng trồng lúa không có thu nhập cao, nên anh đã chuyển 2.000m2 đất sang trồng cây cảnh, hoa Tết. Trừ những khoảng bán hoa lai rai ở mỗi tháng, thì vào dịp cuối năm anh thu được 70 - 100 triệu đồng từ việc bán hoa, cây cảnh trong dịp Tết. Anh nói: “Từ khi chuyển sang nghề này, gia đình có thu nhập khá hơn nhiều so với trước. Hằng ngày hai vợ chồng cùng nhau chăm sóc vườn cây, lâu dần cảm thấy như bị cuốn hút vào cái nghề này. Đây không chỉ là nguồn thu nhập chính, mà còn giúp mỗi thành viên trong gia đình yêu thiên nhiên, yêu đời hơn, nhất là mỗi sáng được tận mắt ngắm, nhìn chúng”.

Góp thêm mô hình hay, hiệu quả từ việc trồng hoa, cây cảnh còn có mô hình lan MoKara cắt cành của thầy giáo dạy nghề lái xe Bùi Xung Phong (Ấp Bình Thượng 1, Xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi). Anh Phong cho biết, với diện tích 2.000m2/3.000cây lan MoKara của mình, một tuần anh xuất bán 02 lần, mỗi lần trung bình 500 cành, với giá ổn định từ 5.000 – 7.000đ/cành, sau khi trừ chi phí anh thu được gần 15 triệu đồng/tháng. Thời gian đến, anh sẽ đầu tư thêm 2.000 - 3.000 cây, để tận dụng khoảng đất trống xung quanh nhà, vừa giúp tăng thu nhập vừa được “sống với tình yêu lan” của chính mình. Anh hài hước: “chiều chiều sau khi đi làm về, được chăm sóc từng cành lan là niềm vui không nhỏ với tôi, nó giống như một thói quen không thể thiếu, vì thế tôi biết mình không những yêu lan mà còn yêu rất nhiều những cành lan ấy…”.

Từ những mô hình trên, cho thấy trồng hoa và cây cảnh đã làm thay đổi diện mạo các vùng nông thôn, giúp giúp nông dân thành phố có thu nhập và từng bước đi lên làm giàu trong quá trình đô thị hóa như hiện nay. Đây còn được xem là chương trình phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp thành phố, trở thành nền nông nghiệp đô thị sinh thái, bền vững và hiệu quả trong thời kỳ mới.

M. Hiếu

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang