• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong nông nghiệp

Nguồn tin:  Khuyến Nông TPHCM, 27/12/2016
Ngày cập nhật: 28/12/2016

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (information and communications technology – ICT), còn gọi là “nông nghiệp thông minh” hay “nông nghiệp điện tử” - đang trở thành xu thế mới, cải thiện đáng kể nền nông nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Israel và ở Việt Nam những năm gần đây, nhờ ứng dụng CNTT ngành nông nghiệp cũng có những bước chuyển mới.

Theo các chuyên gia nhận định, trong nông nghiệp khi CNTT kết hợp với điện tử, viễn thông, tự động hóa sẽ tạo ra các hệ thống tính toán về nhu cầu nước, phân bón, thuốc BVTV và các vật tư khác chính xác, vừa đủ cho cây trồng, vật nuôi bằng các thiết bị tự động để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm dư lượng các chất độc hại. Bên cạnh đó, CNTT sẽ thực hiện các phương thức dự báo lũ, mực nước hồ chứa, ngập lụt ở hạ du do mưa và vùng ven biển do nước biển dâng; dự báo về dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; dự báo về thị trường nông sản,… Đặc biệt, CNTT kết hợp với công nghệ viễn thám – (là khoa học công nghệ giúp thu thập thông tin về các đối tượng trên bề mặt trái đất mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng), tạo thành các hệ thống thông tin theo dõi tiến độ mùa vụ, xác định từng giai đoạn sinh trưởng cây trồng, từ đó tính đúng và đủ nhu cầu nước, phân bón; đánh giá mức độ nhạy cảm cây trồng với những loại sâu bệnh, giúp người dân chủ động chăm sóc, phòng trừ hiệu quả.

CBKT TTKN Tp.HCM tham qua, học tập mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng

Qua đó cho thấy, CNTT không tác động trực tiếp lên giá trị sản phẩm nông nghiệp, nhưng tác động gián tiếp và đem lại lợi ích lâu dài nếu áp dụng vào sản xuất, phân phối sản phẩm một cách hệ thống, tạo kết quả cao cả về việc tăng giá trị sản phẩm hay tăng năng suất lao động.

Các chuyên gia nhìn nhận thực trạng:

Bước đầu kết quả ứng dụng CNTT trong nông nghiệp là vậy, nhưng thực tế nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng vai trò của CNTT, chỉ xem CNTT là công cụ sử dụng đơn lẻ, manh mún, thiếu tính kết nối. Theo ông Ngô Văn Hùng (Tổng thư ký Hội đồng khoa học TW Hội Nông dân Việt Nam) cho biết, việc ứng dụng CNTT vào nông nghiệp ở nước ta chỉ mới bắt đầu, chủ yếu là ứng dụng trong các cơ quan quản lý ngành. Còn trong sản xuất chỉ có một ít doanh nghiệp thực hiện (như TH True Milk, VinEco…), ngoài ra ở Tp.HCM hay Lâm Đồng cũng có một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với quy mô nhỏ, còn đa số nông dân việc ứng dụng CNTT vào sản xuất là chuyện của tương lai.

Ông Đỗ Trần Anh (GĐ Công ty TNHH Farmtech Vietnam) qua khảo sát thực tế khoảng 99% người dân chưa áp dụng hệ thống giám sát cảnh báo môi trường nuôi trồng liên tục, bởi họ ngại đầu tư vì kinh doanh nhỏ lẻ. Ngoài ra, chưa có sự liên hệ thường xuyên giữa nông dân và các chuyên gia nông nghiệp về phân tích số liệu môi trường nuôi trồng, nên luôn chủ quan và phân tích môi trường bằng kinh nghiệm.

Theo ông Nguyễn Ái Việt (GĐ Viện CNTT, ĐH Quốc gia Hà Nội) hiện Việt Nam đang có nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào nông nghiệp, như tỷ lệ nông dân sử dụng điện thoại di động cao, kết nối Internet cáp quang đã đến tận tuyến xã,... nhưng khó khăn của việc ứng dụng CNTT là trình độ dân trí ở nông thôn còn thấp, doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều vào đầu tư nông nghiệp.

Cần có cơ chế riêng cho ngành nông nghiệp

Trước thực trạng đó, đòi hỏi các cấp, các ngành cần sớm có cơ chế riêng trong việc ứng dụng CNTT trong nông nghiệp. Theo nhận định của ông Tsuyoshi Yamamoto - (Chủ tịch Tổ chức CNTT tiên phong, thành phố Sapporo, Nhật Bản) trong 20 - 40 năm nữa Việt Nam sẽ có sự chuyển dịch dân số giống Nhật Bản, dân số sẽ già đi nên cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT từ bây giờ để đối mặt với việc thiếu hụt nhân lực trong độ tuổi lao động. Và bà Victoria Kwakwa – (GĐ quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam) cho rằng, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng giúp Việt Nam thành công trong hai thập kỷ qua, do đó Việt Nam cần nâng cao năng suất, hiệu quả của nông nghiệp hơn nữa và CNTT là yếu tố cần thiết có thể giúp Việt Nam thực hiện điều này.

Vì thế, ông Ngô Văn Hùng (Tổng thư ký Hội đồng khoa học TW Hội Nông dân Việt Nam) đưa ra ý kiến để đẩy mạnh CNTT trong nông nghiệp các bộ, ngành cần quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nông dân ứng dụng CNTT vào sản xuất và đời sống; Hỗ trợ các cấp, ngành, địa phương bằng cách tăng cường công tác đào tạo, tấp huấn CNTT giúp nông dân nâng cao trình độ sử dụng, khai thác tốt thông tin trên internet, phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, vì hiện nay số hộ biết sử dụng CNTT còn rất ít, mới chiếm 30-40%.

Còn ông Nguyễn Thành Hưng - (Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết, thời gian đến Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp. “Chúng tôi kêu gọi, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình giải pháp mới về ứng dụng CNTT trong nông nghiệp” – ông Hưng nói.

Từ thực trạng và nhìn nhận của các chuyên gia trong và ngoài nước, cho thấy muốn đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nông nghiệp các cấp, các ngành cần chung tay xây dựng và là người khởi xướng đầu tiên. Đồng thời phải có định hướng phát triển vĩ mô đầu tư ngân sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ ngân sách cũng như kỹ thuật... Ngoài ra, cần tuyên truyền sâu rộng vấn đề này, để nông dân thấy tầm quan trọng và hiệu quả năng suất, tăng thu nhập của việc ứng dụng CNTT trong nông nghiệp. Bên cạnh đó việc đào tạo về CNTT cho đội ngũ kỹ sư nông nghiệp cũng là việc không thể thiếu, bởi họ chính là đội ngũ chính giúp lan tỏa kiến thức CNTT tới đông đảo nông dân.

M.Hiếu (tổng hợp).

Các tin mới:

28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang