• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Biến phụ phẩm trong nông nghiệp thành năng lượng sạch

Nguồn tin:  Báo An Giang, 13/12/2016
Ngày cập nhật: 14/12/2016

An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo với sản lượng lúa hàng năm khoảng 4 triệu tấn. Riêng năm 2015, sản lượng lúa của tỉnh An Giang là 4.078 triệu tấn. Ngành công nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ với hàng trăm doanh nghiệp chế biến và cơ sở xay xát, từ đó đã thải ra lượng trấu khoảng 800.000 tấn/năm. Đồng thời, một lượng rơm rạ khổng lồ được sản sinh ra từ quá trình thu hoạch lúa khoảng 2 triệu tấn/năm. Nhận thấy những phụ phẩm trong nông nghiệp chưa được khai thác hợp lý sẽ là một sự lãng phí lớn nên một số chuyên gia đã đề xuất các giải pháp để tận dụng nguồn nguyên liệu quý giá này.

Nguồn rơm, rạ trong nông nghiệp thường bị đốt gây lãng phí

Trước đây, việc thải nguồn tro trấu ra kênh rạch và việc đốt đồng gây ảnh hưởng môi trường và lãng phí. Năm 2012 trở lại đây giá trị tro trấu đã tăng đáng kể do được tận dụng để sấy lúa, bán cho các lò gạch, chế biến thành nguồn nguyên liệu năng lượng như củi trấu hoặc trấu viên. Một số địa phương tận dụng rơm để trồng nấm rơm, ủ rơm làm thức ăn gia súc, phủ rơm trồng hoa màu. Tuy nhiên, vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nguyên liệu và đến nay việc đốt đồng vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương. Để hỗ trợ công tác quản lý, kiểm soát nguồn phụ phẩm cây lúa (trấu và rơm rạ) và định hướng sử dụng nguồn tài nguyên này trong tương lai, Quyết định số 241/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Chiến lược quản lý và sử dụng năng lượng sinh khối từ chất thải cây lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu ở An Giang” đã xác định rõ mục tiêu tăng trưởng xanh, giảm phát thải nhà kính, mục tiêu đến năm 2020 cắt giảm phát thải nhà kính từ hoạt động sản xuất lúa gạo là 5% so với năm 2013, đến năm 2030 giảm lượng khí nhà kính là 33.601 tấn CO2/năm.

Để thực hiện mục tiêu trên, đã có 5 chương trình được triển khai. Đó là: Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng nông dân, doanh nghiệp, cán bộ về lợi ích của phụ phẩm từ cây lúa và vai trò điện trấu, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về phát triển điện sinh khối; chương trình phát triển cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất xanh, phát triển sản phẩm xanh từ chất thải cây lúa; chương trình tư vấn, kết nối các nhà đầu tư tài chính, ngân hàng với doanh nghiệp, nông dân trong việc hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ xây dựng các dự án biến chất thải thành năng lượng và các sản phẩm xanh, hỗ trợ vốn cho phát triển điện sinh khối; chương trình nghiên cứu khoa học về điện sinh khối, nghiên cứu kỹ thuật sản xuất điện, biofuel, silica, vật liệu lọc, vật liệu cách nhiệt, phân bón, thức ăn chăn nuôi; chương trình hợp tác quốc tế nâng cao năng lực quản lý chất thải nông nghiệp, áp dụng tiên bộ công nghệ thế giới vào công nghệ biến chất thải thành năng lượng sạch. Trong đó, quan trọng nhất là phát triển các mô hình phát điện nhiệt đồng hành từ trấu. Theo nghiên cứu của các giảng viên Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, với bối cảnh sản xuất ở An Giang các dự án năng lượng sinh học sử dụng chất thải hoặc sinh khối để sản xuất năng lượng ở quy mô nhỏ là ưu tiên hàng đầu. Dự án này nhằm mục đích nâng cao năng lực và lập kế hoạch để định hướng cho sự phát triển của nhà máy đồng phát điện nhiệt sử dụng vỏ trấu làm nguyên liệu tại các nhà máy xay xát gạo. Dựa trên nhu cầu tiêu thụ điện và nhiệt cũng như quy mô các nhà máy xay xát, mô hình nhà máy đồng phát điện quy mô 1-3MW sử dụng trấu làm nhiên liệu là rất phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ thuật.

Bên cạnh đó, các giảng viên cũng đề xuất việc nâng cao kỹ thuật trong việc tận dụng rơm rạ phục vụ sản xuất cụ thể ở 3 mô hình: Ủ rơm urê, thu gom rơm và trồng nấm rơm nhằm tận dụng triệt để những dưỡng chất từ rơm rạ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân từ phụ phẩm của ngành nông nghiệp.

TRÚC PHA

Các tin mới:

14/12/2016
14/12/2016
14/12/2016
14/12/2016
14/12/2016
14/12/2016
14/12/2016
14/12/2016
14/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang