• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đất cằn nở hoa!

Nguồn tin:  Báo Quảng Bình, 01/01/2016
Ngày cập nhật: 4/1/2016

Mặc dù điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình không mấy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành nhất là chính quyền địa phương, nhiều nông dân ở tỉnh ta đã biến những vùng đất cằn cỗi trở nên hiệu quả...

Chuyển đổi để "đánh thức" đất lúa kém hiệu quả

Xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh có tổng diện tích đất trồng lúa rộng chừng 400ha. Thế nhưng, trong số toàn bộ diện tích nói trên thì có khoảng 70ha (nằm rải rác ở các thôn Trần Xá, Quyết Tiến, Trường Niên, Hàm Hòa...) hàng năm hầu như chỉ canh tác được 1 vụ lúa đông-xuân, vụ hè thu rất bấp bênh, thậm chí phải bỏ hoang vì không chủ động được nguồn nước tưới tiêu.

Kể từ khi chính quyền huyện Quảng Ninh và xã Hàm Ninh có chủ trương khuyến khích các hộ dân không bỏ đất hoang, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, năm 2008, hàng chục hộ nông dân ở xã này đã thử nghiệm gieo trồng dưa hấu ngay trên những chân ruộng lúa 1 vụ để phát huy hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, tránh việc bỏ hoang lãng phí ở vụ hè - thu...

Sau vài ba đợt đưa giống dưa hấu vào trồng ở chân ruộng lúa 1 vụ, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây này mang lại cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, lại tránh được việc bỏ đất hoang ở vụ hè-thu, chính quyền xã Hàm Ninh đã khuyến khích nông dân mạnh dạn mở rộng diện tích trồng dưa hấu lên khoảng 30ha.

Anh Trần Hoàng Nhân, cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp xã Hàm Ninh cho biết, từ chỗ nhiều diện tích đất ở xã chỉ canh tác được một vụ lúa trong năm, đến nay bà con nông dân xã Hàm Ninh đã biết chuyển đổi một cách khéo léo để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Một mô hình nuôi cá lóc trên cát ở xã Ngư Thuỷ Bắc, huyện Lệ Thuỷ.

Cụ thể, bà con trong xã đã bố trí khung lịch thời vụ cho các loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích trong năm rất hợp lý như trồng lúa xuân, dưa hè; trồng dưa xuân-hè, lúa hè-thu; trồng ngô đông, dưa xuân-hè, lúa hè-thu. Các giống dưa hấu mà bà con nông dân Hàm Ninh đưa vào trồng là Hoàn Châu, Hắc Mỹ Nhân, Vinh Nông và Phù Đổng (trong đó giống Hoàn Châu và Hắc Mỹ Nhân là chủ lực).

Bình quân hàng năm, mỗi vụ dưa hấu đều mang lại lợi nhuận cho người nông dân cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa; đặc biệt, có những năm dưa hấu vừa được mùa, được giá, đã mang lại lợi nhuận cho người nông dân cao gấp 9 đến 11 lần so với trồng lúa. Đây quả là điều vượt sức tưởng tượng của nhiều người dân về những mảnh đất cằn ở xã được "đánh thức" nhờ chuyển đổi...

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hàng năm tỉnh ta đều có chính sách hỗ trợ công tác chuyển đổi trên đất lúa kém hiệu quả với trị giá 4 triệu đồng/ha. Một số địa phương như Lệ Thuỷ còn đưa ra cơ chế hỗ trợ 2 triệu đồng/ha; Quảng Ninh là 3 triệu đồng/ha... Chính nhờ có các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ kịp thời, vụ hè - thu năm 2013, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 379ha trên chân ruộng cao; năm 2014 tăng lên 420ha; năm 2015 với 813ha.

Tương tự, đối với chân ruộng thấp trũng, diện tích chuyển đổi sang mô hình lúa-cá, năm 2015 là 1.814ha (trong đó Lệ Thuỷ 1.060ha, Quảng Ninh 550ha, TP.Đồng Hới 125ha, Bố Trạch 60ha, Quảng Trạch 19ha...). Thời gian qua, hầu hết những cây trồng được các địa phương đưa vào chuyển đổi đều đem lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, cao hơn trồng lúa từ 1,1 đến 8,7 lần. Các giống cây trồng đưa vào chuyển đổi cho hiệu quả kinh tế cao gồm: mướp đắng, dưa hấu, khoai lang, ngô, rau màu các loại...

"Buộc" cát hoang phải... trở mình

Vùng cát ven biển tỉnh ta có tới hàng chục, hàng trăm ngàn ha. Từ nhiều đời nay, hầu như tại các vùng cát người dân chủ yếu dùng để trồng các loại cây chắn cát như dương liễu, keo, tràm, bạch đàn... Việc sản xuất nông nghiệp trên vùng cát ven biển ở tỉnh ta trước đây hầu như không đáng kể bởi sự khắc nghiệt của thổ nhưỡng, thời tiết...

Thế nhưng, với sự phát triển vượt bậc của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự quan tâm của các cấp chính quyền, những năm gần đây, nông dân ở tỉnh ta đã biết "buộc" nhiều diện tích cát hoang phải trở mình "nở hoa" để nuôi sống con người...

Cách đây hơn 5 năm về trước, gia đình chị Hoàng Thị Hiếu, thôn 3 Thanh Mỹ, xã Thanh Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ vốn là hộ nghèo, thiếu đất sản xuất. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Hội Phụ nữ xã Thanh Thuỷ, chị Hiếu đã được vay vốn ưu đãi và nhận 5 sào đất cát (2.500m2) hoang hoá trong xã để đầu tư phát triển sản xuất. Gia đình chị Hiếu đã tiến hành trồng cây khoai lang và một số loại cây màu vụ đông khác như nén, kiệu, hành, rau xanh... kết hợp chăn nuôi lợn, gà.

Để cải tạo được diện tích đất cát hoang hoá nuôi sống cây màu tốt tươi, ngoài việc tận dụng nguồn nước dồi dào trong cát, chị Hiếu mua rơm về tích trữ, bứt lá cây... rồi ủ với phân chuồng đem bón cho đất cát thường xuyên. Cây màu phát triển tốt tươi và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đến nay, chị Hiếu đã thực sự thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ khấm khá của xã, mỗi năm thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng.

Khác hẳn với cách thức làm ăn trên vùng đất cát của chị Hiếu là dựa vào trồng cây khoai lang và chăn nuôi lợn, anh Ngô Công Quốc (thôn Tân Hải, xã Ngư Thuỷ Bắc) lại chọn những diện tích cát hoang ở gần nhà, có nguồn nước ngầm dồi dào để đào ao nuôi cá lóc làm giàu. Nắm bắt được lợi thế đào ao ở vùng cát rất dễ dàng, đặc tính của cá lóc là loài ăn tạp, anh Quốc đã biết tận dụng nguồn thức ăn từ các “phế phẩm” của nghề biển như cá vụn, cá nhỏ...

Chính nhờ chi phí đầu tư cho sản xuất thấp, chủ yếu lấy công làm lãi, giá thành sản phẩm cá lóc ở ngoài thị trường cao, bình quân mỗi năm gia đình anh Quốc lãi ròng hơn 100 triệu đồng nhờ nuôi cá lóc trên cát...

Văn Minh

Các tin mới:

4/1/2016
4/1/2016
4/1/2016
4/1/2016
4/1/2016
4/1/2016
4/1/2016
4/1/2016
4/1/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang