• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu trên đất cằn

Nguồn tin:  Báo Khánh Hòa, 21/11/2016
Ngày cập nhật: 23/11/2016

Xã Ninh Sơn (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) có nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia đình ông Nguyễn Đình Quang (thôn 2) là một trong những điển hình về phát triển kinh tế của xã Ninh Sơn. Từ đất đai cha mẹ để lại, ông Quang cùng anh em trong gia đình không ngừng mở rộng ruộng đất, thành lập trang trại phát triển kinh tế. Hiện nay, trang trại của gia đình ông cho nguồn thu khoảng 1,2 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí đầu tư. Nhớ lại buổi ban đầu nơi đây chỉ là những mảnh đất gập ghềnh cằn cỗi, ông Quang chia sẻ: “Điều kiện tự nhiên ở Ninh Sơn rất bất lợi cho nông nghiệp. Hầu hết là đất bán sơn địa chưa được cải tạo nhiều, nguồn nước tưới lại khan hiếm. Khi lên đây khai hoang, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn, phải cố gắng dần để khắc phục. Sau khi làm được một mùa rẫy, chúng tôi trồng keo. Để khắc phục tình trạng thiếu nước, gia đình tôi đào ao thả cá, trồng sen và dự trữ nước. Khi đã ổn định được đầu ra sản phẩm, gia đình mạnh dạn mở thêm đất trồng mía. Diện tích mía từ chỗ nhỏ lẻ, nay đã gần 60ha, mỗi năm thuê từ 40 đến 50 người lao động để canh tác”. Với bản chất người nông dân cần cù, gia đình ông Quang mua thêm đất, trồng xen canh bí đỏ, ớt hiểm, nuôi gà, rồi mua thêm máy cày, máy ủi, xe tải vừa để phục vụ sản xuất cho gia đình vừa cho người dân trong xã thuê mướn. Ông Quang còn mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi bò, phát triển trang trại. Sau 3 năm nuôi thử nghiệm, hiện nay, đàn bò của gia đình luôn duy trì ở mức 30 đến 40 con.

Một góc trang trại cây ăn trái của gia đình bà Cúc

Gia đình bà Lương Thị Thu Cúc (thôn 3) cũng là một tấm gương nông dân vượt khó làm giàu ở xã Ninh Sơn. Ban đầu đến vùng căn cứ địa cách mạng năm xưa để lập nghiệp, gia đình bà cũng trải qua nhiều công việc làm thuê, làm mướn khác nhau để kiếm sống. Sau khi có vốn làm ăn, gia đình bà quyết định mua đất đầu tư trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó, bà còn thuê thêm đất trồng mía và hoa màu. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, vườn cây ăn quả nhà bà Cúc hiện nay đã lên tới 700 cây bưởi, 200 cây xoài và 100 cây mít. Tuy mô hình kinh tế vẫn còn trong giai đoạn hoàn thiện nhưng cũng bắt đầu cho thu nhập ổn định hàng tháng. Dự kiến 2 năm nữa, vườn cây ăn quả này sẽ cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm. Bà Lương Thị Thu Cúc cho biết: “Những ngày đầu đến đây khai hoang, khu vườn của gia đình chỉ là mảnh đất rừng khô cằn sỏi đá. Mặc dù trồng cây ăn quả là một hướng phát triển khá mới mẻ ở Ninh Sơn nhưng với tinh thần dám nghĩ dám làm, vợ chồng tôi không ngần ngại tìm tòi và phát triển cây trồng chủ lực là bưởi da xanh. Không có nước tưới, gia đình đầu tư một hệ thống dẫn nước từ suối nguồn trên núi, đắp đập be bờ thành những hồ chứa, rồi đầu tư thêm hệ thống tưới phun sương đến từng gốc cây”.

Ông Trần Văn Quới - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Sơn cho biết, ở địa phương có hơn 10 gia đình thành công với mô hình kinh tế trang trại như hộ ông Quang, bà Cúc. Hiện nay, còn nhiều hộ khác cũng bắt đầu phát triển kinh tế theo hướng này. Tuy đất đai ở đây khô cằn và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng bằng ý chí vươn lên, người dân đã vượt qua khó khăn và từng bước vươn lên làm giàu. Hiện nay, ở Ninh Sơn, người dân tập trung vào 4 mô hình chính gồm: chăn nuôi, trồng mía, trồng cây ăn trái và trồng tỏi. “Không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình, các mô hình thâm canh với diện tích lớn và chăn nuôi trang trại còn giải quyết được vấn đề lao động chưa có việc làm ở địa phương. Đặc biệt, trong việc xây dựng nông thôn mới thì phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ là giải pháp hiệu quả trong bài toán nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn”, ông Quới cho hay.

Ông Đặng Cửu - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa: Hiện nay, Ninh Sơn là một trong những địa phương khá thành công trong việc phát triển mô hình trang trại và kinh tế hộ gia đình. Mặc dù nơi đây có địa hình phức tạp, song bằng nỗ lực của người dân, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả đã ra đời. Vừa qua, Phòng Kinh tế thị xã đã tổ chức cho các địa phương khác đến tham quan mô hình chăn nuôi và trang trại ở Ninh Sơn.

LAM AN

Các tin mới:

23/11/2016
23/11/2016
23/11/2016
23/11/2016
23/11/2016
23/11/2016
23/11/2016
23/11/2016
23/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang