• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL- địa điểm mới cho nhà đầu tư

Nguồn tin:  Báo Cần Thơ, 16/11/2016
Ngày cập nhật: 18/11/2016

Tới đây, phát biểu trong hội nghị đầu tư thường niên lần thứ 4 vào đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức tại TP Cần Thơ, Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ khái lược về vùng ĐBSCL và khẳng định môi trường đầu tư của vùng đã cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Về vị trí địa kinh tế, địa chính trị có nhiều thuận lợi trong phát triển so với các vùng khác trên cả nước. Lãnh đạo các tỉnh, thành khá năng động và môi trường kinh doanh được đánh giá là tốt nhất Việt Nam, nên ĐBSCL sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn với nhà đầu tư. Nguồn nhân lực dồi dào, kể cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao, mức lương tối thiểu vùng thấp… là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng: giao thông, logistics… tại vùng đang được đầu tư và cải thiện nhiều so với trước đây. Sự thay đổi bức tranh đầu tư, vấn nạn ô nhiễm môi trường của nhiều vùng khác trên cả nước đang diễn biến phức tạp sẽ làm tăng tính hấp dẫn của ĐBSCL trong thời gian tới. Nhiều địa phương trong vùng đã và đang giữ vững quan điểm, chủ trương không thu hút những ngành có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống và sự thân thiện với thiên nhiên.

Vùng ĐBSCL nguồn trái cây dồi dào phục vụ cho xuất khẩu. Trong ảnh: Tiểu thương đi thu mua chuối ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Ảnh: VĂN CÔNG

Trong 3 năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc,… đã rất quan tâm đến ĐBSCL, đặc biệt là ngành nông nghiệp của vùng. Nhiều nhận định của chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội tốt cho nông sản ĐBSCL tham gia vào chuỗi nông sản toàn cầu. Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản, Hàn Quốc với lợi thế về công nghệ, tài chính, trình độ quản trị và nông nghiệp công nghệ cao, sự chuyên nghiệp sẽ giúp nền nông nghiệp ĐBSCL phát triển mạnh mẽ hơn. Để đón sóng đầu tư từ những quốc gia này, cần có đầu tư thỏa đáng cho nông dân, nhất là vốn sản xuất, giúp nông dân có điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp hiện đại. Bởi trình độ thâm canh của nông dân ĐBSCL không thua kém các quốc gia làm nông nghiệp trên thế giới, nhưng năng suất lao động thua xa nông dân Nhật Bản, cơ hội tiếp cận thị trường thế giới không nhiều, do thiếu thông tin.

Cũng tại hội nghị đầu tư thường niên vào ĐBSCL, ông Koji Takimoto, Trưởng đại diện Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TP HCM, khẳng định: "Tôi sẵn lòng giới thiệu tiềm năng của các địa phương ĐBSCL và kết nối với các DN Nhật Bản để giới thiệu họ đến đây đầu tư. Các bạn cần gì ở tôi, hãy nói cho tôi biết!". Theo ông Koji Takimoto, nhiều DN liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp rất muốn tìm các cơ hội hợp tác, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Nhưng thông tin về các địa phương ĐBSCL đến với DN Nhật Bản rất ít. Từ năm 2015 đến nay, rất nhiều đoàn DN Nhật Bản đến các địa phương Việt Nam tìm hiểu về kinh doanh nông nghiệp, nhưng đa phần các địa phương đều giới thiệu nhà đầu tư đến những khu nông nghiệp công nghệ cao đã quy hoạch sẵn và bày tỏ mong muốn DN Nhật đầu tư vào đây. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Nhật muốn liên kết với các tỉnh, thành ĐBSCL của Việt Nam để đưa nông dân Nhật Bản đến sản xuất trực tiếp trên các cánh đồng. Tại tỉnh Long An, hiện có một vài DN Nhật Bản đang hợp tác sản xuất nông nghiệp và DN Nhật đã đầu tư hệ thống chuỗi cửa hàng tiện ích khoảng 100 cửa hàng (chủ yếu đặt tại TP HCM). Hiện JETRO đã tiến hành nhập khẩu, bán các sản phẩm thực phẩm tươi sống của Nhật Bản trong hệ thống cửa hàng tiện ích này. Tới đây, JETRO sẽ thăm dò thị trường khu vực ĐBSCL. "Nhiều địa phương đang cố gắng tạo ra các cơ sở hạ tầng logistics để nhập khẩu sản phẩm đông lạnh từ nước ngoài. Chúng tôi đang theo dõi cơ sở hạ tầng này xem có giữ được chất lượng của sản phẩm đông lạnh nước ngoài không. Muốn phát triển nông nghiệp không thể làm riêng lẻ mà cần có tổ chức liên kết, chúng tôi đang muốn biết thông tin liên kết này. Và mong muốn liên kết với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL- khu vực trung tâm nông nghiệp của Việt Nam để thực hiện chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ"- ông Koji Takimoto cho biết thêm.

Tại ĐBSCL, Chương trình khởi nghiệp mang tính liên kết vùng do VCCI Cần Thơ khởi xướng, với các ngành ưu tiên như: công nghệ sinh học; trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; chế biến thủy sản; chế biến thực phẩm; giải pháp kinh doanh… VCCI Cần Thơ đang phát triển mạnh các dự án khởi nghiệp trong sinh viên. Thông qua chương trình này nhằm kết nối giữa TP Cần Thơ và các tỉnh trong vùng, kết nối các trường đại học, DN thúc đẩy sự sáng tạo, năng động để nghiên cứu những ứng dụng và các giải pháp kinh doanh cho nông nghiệp. Với thực tại phát triển của ĐBSCL, Tiến sĩ Võ Hùng Dũng cho rằng, ĐBSCL hoàn toàn đủ khả năng hợp tác và đón những dự án công nghệ cao từ nước ngoài.

Gia Bảo

Các tin mới:

18/11/2016
18/11/2016
18/11/2016
18/11/2016
18/11/2016
18/11/2016
18/11/2016
18/11/2016
18/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang