• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gương những nông dân say mê sáng chế

Nguồn tin:  Đài PT-TH Sóc Trăng, 28/01/2016
Ngày cập nhật: 29/1/2016

Không chỉ sản xuất giỏi, biết tính toán, nắm bắt thị trường mà ngày càng có nhiều nông dân có những sáng chế thiết thực, giúp tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm, tiết kiệm thời gian và tăng lợi nhuận… Với Sóc Trăng, những nông dân như thế đã góp phần cho nông nghiệp tỉnh nhà tiến thêm những bước mới.

Nông dân Sóc Trăng ngoài lao động sản xuất giỏi còn say mê sáng chế.

Năm 2012, ông Quách Văn Hom ở thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị bắt đầu nghiên cứu máy xúc lúa. Sau một thời gian, máy được đưa vào chạy thử nhưng chưa thành công vì máy chỉ xúc được một phần nhỏ lượng lúa cần xúc. Phải trải qua 4 lần thất bại, đến đầu năm 2014 chiếc máy xúc lúa do ông sáng chế mới có thể xúc toàn bộ lượng lúa cần xúc vào bao chỉ với 10 giây cho 1 bao lúa 50kg. Niềm vui thành công chưa bao lâu thì những bất cập của chiếc máy khiến ông lo lắng, do máy chỉ chạy ở một chức năng, không xúc được lúa ở mật độ dày và không hút bụi, thế là ông tiếp tục bắt tay vào hoàn thiện chiếc máy, ông Hom cho biết: “Là nông dân quanh năm gắn với đồng ruộng, hiểu rõ những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất, nên tôi nghĩ mình phải có một sáng chế nào đó để giảm sự lao động nặng nhọc cho nông dân, giảm chi phí thuê mướn nhân công, rút ngắn thời gian làm việc… Từ đó tôi tìm tòi nghiên cứu rồi sáng chế ra máy xúc lúa, lúc đầu cũng gặp khó khăn, nhưng rồi cũng khắc phục được và đưa vào phục vụ sản xuất rất hiệu quả”.

Năm 2015 chiếc máy xúc lúa đa năng ra đời được bán với giá 42 triệu đồng, với 3 chức năng chạy, chạy tiến ở mức độ nhanh hay chậm tùy theo điều chỉnh của người sử dụng, chạy lùi và chạy một chỗ, xúc lúa ở mật độ dày thành đống và hút sạch bụi trước khi vào bao nhưng vẫn giữ nguyên hạt lúa, ông Hom cho biết thêm: “Sau thành công ban đầu, trong quá trình vận hành tôi thấy máy còn nhiều nhược điểm như vào lúa đầy bao thì phải cho máy ngừng để thay bao khác, từ đó tôi quyết tâm nghiên cứu và sáng chế mô hình máy xúc lúa đa năng, với chức năng chạy liên tục không phải ngừng lại thay bao khi lúa đã đầy. Hiện nay tôi đang cho máy vận hành thử và sẽ ra mắt trong thời gian tới”.

Với cây mía từ khi đặt hom trồng đến thu hoạch có 3 lần vô chân. Lần đầu vô chân khi mía được 60 ngày tuổi, gọi là vô chân khỏa. Lần thứ 2 vô chân ấm khi mía được từ 90 đến 100 ngày. Lần cuối cùng là vô chân đạp khi mía từ 120 đến 130 ngày. Với một công đất trồng mía nếu thuê nhân công phải tốn 350 ngàn đồng cho khâu vô chân khỏa, 550 ngàn đồng cho khâu vô chân ấm. Tất cả các khâu này vừa tốn chi phí lại vừa khó tìm nhân công. Là giáo viên dạy giáo dục thể chất không qua trường lớp kỹ thuật, nhưng anh Nguyễn Văn Nưng ở xã An Thạnh Ba, huyện Cù Lao Dung cũng là người trồng mía và anh rất hiểu cái khó mà nông dân đang gặp phải. Từ thực tế đó anh đã sáng chế những chiếc máy phục vụ đắc lực cho người trồng mía. Đầu tiên là máy vô chân khỏa, sau đó là máy vô chân ấm với giá bán 25 triệu đồng một chiếc và hiện anh đang hoàn thành máy vô chân đạp, anh Nưng cho biết: “Do những năm gần đây việc thuê mướn nhân công chăm sóc mía rất khó và giá lại cao. Từ đó tôi suy nghĩ sao mình không khắc phục những khó khăn này bằng cách sáng chế ra máy làm thay người. Nên tôi tích lũy tiền mua máy cắt, máy hàn và thu mua lại sắt vụn làm ra máy vô chân rạ cho mía. Khi sáng chế đầu đưa vào sử sụng thành công, tôi tếp tục nghiên cứu và làm tiếp máy vô chân ấm. Hiện hai sản phẩm này rất hữu ích cho người trồng mía ở Cù Lao Dung”.

Chiếc máy của anh Nưng so với thuê nhân công giúp tiết kiệm khoảng 40% chi phí. Anh cho biết, trong các khâu vô chân mía, thì vô chân đạp là khâu nặng nhọc và tốn nhiều chi phí nhất. Một công mía phải tốn 800 ngàn đồng cho khâu vô chân đạp và số tiền này còn tăng lên khi vào vụ thiếu nhân công. Để tiết kiệm chi phí cho người trồng mía, anh tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời thêm chiếc máy vô chân đạp, hiện máy đã hoàn thành khoảng một nửa.

Máy xúc lúa góp phần giảm công lao đông do nông dân Sóc Trăng tự sáng chế.

Ứng dụng máy móc vào sản xuất giúp giảm sức người, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho nông dân. Nhưng hiện nay, máy móc để thay thế hoàn toàn các khâu sản xuất thủ công vẫn chưa đáp ứng đủ, gây khó khăn trong quá trình đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp. Ông Huỳnh Ngọc Vân, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng, nhận xét: “Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp rất thiếu nhân công, đây là nhu cầu rất bức xúc. Còn cơ giới hóa thì chưa đáp ứng hết được, nên nhiều nông dân đã tự suy nghĩ, sáng kiến nhằm từng bước cơ giới hóa trong lĩnh vực này, góp phần giảm chi phí, giải quyết được vấn đề thiếu lao động, giúp tăng lợi nhuận. Hiện có nhiều sáng chế của nông dân Sóc Trăng được Hội đồng khoa học công nhận”.

Những chiếc máy phục vụ sản xuất do nông dân Sóc Trăng sáng chế đã góp phần giải quyết khó khăn về máy móc trong cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Hướng đến mục tiêu đưa máy móc thay thế hoàn toàn các khâu sản xuất hiện còn sử dụng chân tay để hoàn thành, đưa nền nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.

Kim Sang

Các tin mới:

29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang