• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nghề truyền thống

Nguồn tin:  Báo Cà Mau, 02/11/2016
Ngày cập nhật: 3/11/2016

Quy mô nhỏ, lao động chưa qua đào tạo bài bản, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất và thiếu thông tin thị trường, sức cạnh tranh thấp… là những khó khăn chung của đa số các làng nghề và nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ đó, việc hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống đang là nhu cầu bức thiết hiện nay.

Để góp phần thúc đẩy các làng nghề và nghề truyền thống ngày một phát triển, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1206/QÐ-UBND, ngày 20/8/2008, phê duyệt quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ xây dựng được 37 làng nghề nông thôn thuộc 12 nghề.

Theo tinh thần quyết định trên, Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT, thời gian qua, đã kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức trên 248 lớp đào tạo nghề, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho hơn 8.680 lao động ở các làng nghề.

Song song với đào tạo là hỗ trợ kinh phí cho một số làng nghề, nghề truyền thống đầu tư trang thiết bị, máy móc để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Ðặc biệt, thời gian qua đã hỗ trợ được 7 làng nghề và nghề truyền thống xây dựng thương hiệu sản phẩm tâp thể như: tôm khô Rạch Gốc, khô cá bổi U Minh, mật ong U Minh, mắm cá lóc Thới Bình, rượu Tân Lộc và cây bồn bồn Cái Nước.

Kể từ khi có thương hiệu cũng như đầu tư trang thiết bị máy móc, khô bổi của cơ sở Ba Ðức là thương hiệu được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Là tỉnh có đến 90.000 ha nuôi cá bổi kết hợp trên diện tích đất lúa, nghề làm khô cá bổi được đánh giá giàu tiềm năng và mang về thu nhập cao cho người dân. Ban đầu nghề làm khô cá bổi chủ yếu dựa vào nguồn cá tự nhiên và mỗi năm chỉ làm được vào mùa nắng.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nâng cao sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, những năm gần đây, một số cơ sở đã đầu tư máy sấy cá khô kết hợp với phơi nắng.

Ðặc biệt, để khắc phục những khó khăn và đảm bảo chất lượng sản phẩm khô bổi của cơ sở Ba Ðức, Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, ông Lê Minh Ðức không chỉ tham gia xây dựng thương hiệu khô bổi U Minh mà còn đầu tư máy sấy và một kho lạnh công suất trên 40 tấn/năm.

Ông Ba Ðức chia sẻ, từ việc chủ động được nguyên liệu cũng như đầu tư trang thiết bị máy móc, giờ đây có thể chủ động đơn hàng lớn với đúng chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Từ kết quả của những người tiên phong như ông Ba Ðức đã góp phần đưa nghề làm khô cá bổi cũng như thương hiệu cá bổi U Minh ngày một có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, còn góp phần làm chuyển đổi mô hình sản xuất của người dân, từ hình thức xen canh trong ruộng lúa và dựa vào nguồn nguyên liệu tự nhiên giờ đây đã có rất nhiều hộ đầu tư nuôi cá bổi thâm canh năng suất cao để cung cấp nguyên liệu cho làng nghề. Huyện Trần Văn Thời là một điển hình, hiện nay, toàn huyện có trên 200 ha nuôi theo hình thức thâm canh cung cấp cá thương phẩm hàng trăm tấn mỗi năm.

Có thể thấy, việc chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ mới đã làm thay đổi cách nghĩ, cách sản xuất của người dân trong các làng nghề. Ðồng thời, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn, thông qua các dự án hỗ trợ ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào các làng nghề thời gian qua cho thấy, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào các làng nghề và nghề truyền thống thời gian qua đã góp phần tạo ra sản phẩm tốt hơn, tăng năng suất, hạ giá thành, đáp ứng được đơn đặt hàng lớn, đa dạng hoá được sản phẩm, giải phóng được sức lao động…

Tuy ưu thế là vậy, nhưng trên thực tế hiện nay các làng nghề ở nông thôn đa phần có quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất nên việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hiện nay chưa rộng rãi.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế lại chưa có nhãn hiệu, thương hiệu… do đó khả năng cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề với sản phẩm công nghiệp khác còn nhiều hạn chế. Việc sản xuất chủ yếu phục vụ người dân địa phương trong vùng là chính, thậm chí nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị xoá sổ.

Trên cơ sở những hạn chế của làng nghề hiện nay, việc tăng cường hỗ trợ phát triển hạ tầng, nhất là xử lý môi trường ở các làng nghề là vấn đề vô cùng cần thiết. Ðồng thời, cần tập trung quy hoạch vùng sản xuất theo hướng phù hợp với từng địa phương.

Từ đó có chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại cho các làng nghề nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, góp phần đưa các làng nghề phát triển bền vững./.

Nguyễn Phú

Các tin mới:

3/11/2016
3/11/2016
3/11/2016
3/11/2016
3/11/2016
3/11/2016
3/11/2016
3/11/2016
3/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang