• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cạnh tranh bằng hàng hóa sạch

Nguồn tin:  Đại Đoàn Kết, 28/01/2016
Ngày cập nhật: 29/1/2016

Gần đây, giới doanh nghiệp bắt đầu chủ động đầu tư sản xuất, chế biến nông sản theo chuẩn thiên nhiên, hữu cơ nhằm tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. Nông sản hữu cơ qua chế biến đã làm tăng giá trị gia tăng lên ít nhất là 50% so với sản phẩm thường.

Nông sản Việt rất cần một “cuộc cách mạng xanh” với những sản phẩm sạch. Ảnh TL.

Tìm cách gia tăng giá trị nông sản

Hội nhập kinh tế thế giới từ các hiệp định thương mại đang tạo điều kiện để sản phẩm nông sản Việt Nam trụ vững ở sân nhà, đồng thời tiến xa hơn nữa sang thị trường các nước. Song để làm được điều đó theo chuyên gia kinh tế với giới kinh doanh, vấn đề bức thiết phải hướng đến hiện nay là nông sản Việt rất cần một “cuộc cách mạng xanh” với những sản phẩm sạch. Chỉ có thể phát triển chuỗi sản xuất, chế biến thiên nhiên, hữu cơ mới đủ sức cạnh tranh và mang lại giá trị giá tăng cao.

Ông Phạm Minh Thiện - Giám đốc kinh doanh doanh nghiệp tư nhân Cỏ May chia sẻ, xác định rõ nhu cầu thị trường cần, vì vậy doanh nghiệp chủ động sản xuất nấm rơm theo quy trình sạch. Rơm được mua từ vùng lúa đạt chuẩn VietGap, sau đó hấp và xử lý trong nhà kính. “Từ nấm rơm trồng trong nhà kính chúng tôi chủ động đem sản phẩm kiểm tra ở nước ngoài. Kết quả, sản phẩm không nhiễm kim loại nặng. Nấm rơm sản xuất trong nhà kính sẽ hướng đến cung cấp cho thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu”, vị giám đốc này tiết lộ kế hoạch phát triển thị trường.

Nổi tiếng với các sản phẩm nông sản phong phú và đa dạng nhưng nông sản Việt Nam liên tục rơi vào tình trạng “dội chợ”, rớt giá, rồi trồng – chặt, chặt – trồng. Điệp khúc được mùa, mất giá liên tục tiếp diễn đối với các sản phẩm như: vải thiều, dưa hấu, thanh long… Điều này vô hình trung đẩy thị trường rơi vào tình trạng “lo dồn, đói góp”. Nhằm hạn chế thấp nhất sự thiệt hại về mùa vụ, không ít doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch tích trữ hàng hóa bằng cách sấy khô, đóng gói sản phẩm.

Ông Đỗ Văn Dũng, chủ đơn vị ép dẻo thanh long ( tỉnh Bình Thuận) cho hay, thị trường thanh long ngày càng dội nguồn cung trong khi nhu cầu trong nước không cao, sản phẩm này buộc xuất sang Trung Quốc với giá rẻ. Đau lòng cho người nông dân, ông Dũng mạnh dạn quyết định đầu tư máy chế biến thanh long ép dẻo. Đến nay sản phẩm được thị trường tiếp nhận sản phẩm khá nhiệt tình.

Với mong muốn ngành nông nghiệp phát triển ổn định cùng những sản phẩm sạch nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng vừa thiên nhiên, vừa hiện đại. Là đơn vị đi đầu và thành công lớn trong đầu tư, phát triển trái cây sấy khô theo công nghệ thiên nhiên, Vinamit tiếp tục tập trung mở rộng sản xuất theo mô hình sạch organic. Tương tự, Công ty Đức Việt cũng áp dụng tốt nguồn nguyên liệu xoài đạt chuẩn VietGap vào sấy dẻo và đóng gói theo chuẩn ISO, HACCP hiện đại.

Nông sản sạch đang được thị trường đón nhận và tiêu thụ.

Không ngại đầu ra

Áp dụng dây chuyền sản xuất sạch, công nghệ chế biến hiện đại cũng được trang bị, nhưng không ít người bày tỏ quan ngại đầu ra cho nông sản sạch. Đặc biệt, lo lắng nông sản Việt không thể cạnh tranh nổi với sản phẩm của một số nước mặc dù đó là sản phẩm hoàn toàn thiên nhiên, hữu cơ. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả nông sản đống gói “made in Vietnam” thường cao hơn giá một số mặt hàng nội – ngoại nhập khác. Đơn cử, thanh long ép dẻo sản xuất sạch giá 600.000 đồng/kg; nấm rơm, nấm rơm 160.000 đồng/kg tương ứng với giá trên thị trường là khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg và 80.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, đại diện giới doanh nghiệp khẳng định, hoàn toàn không lo đầu ra nhu cầu sản phẩm sạch trên thị trường rất lớn. Giá gấp đôi sản phẩm thông thường nhưng vẫn tiêu thụ hết, chứng tỏ nhu cầu sử dụng sản phẩm nông sản sạch hoàn toàn cấp thiết.

Ông Nguyễn Phát Triển - Giám đốc Việt Đức cho biết, khách hàng ở Đức đặt mỗi tháng 3 container loại 40 feet nhưng doanh nghiệp không dám nhận vì chưa thể đáp ứng đủ. Có vẻ tự tin vào chất lượng sản phẩm nông sản sạch, hầu hết DN đều khẳng định, doanh nghiệp thường nghiên cứu kỹ thị trường trước khi chính thức thâm nhập. Từ đó biết được các đối thủ đang có gì và thị trường cần gì?

Ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit cho hay, thị trường các nước nhập khẩu đang đón nhận nông sản sạch Việt Nam rất tích cực, kể cả thị trường trong nước. Nông sản hữu cơ qua chế biến làm tăng giá trị gia tăng lên ít nhất là 50% so với sản phẩm thường. Nghĩa là, từ những sản phẩm giá rẻ, giá trị nông sản được nâng lên một mức cao hơn. Đã có doanh nghiệp cho rằng, đầu tư trồng trọt cho đến chế biến nông sản hữu cơ đang tạo ra lợi nhuận mấy chục phần trăm và nhiều hơn là 100 – 200% cho doanh nghiệp.

Nhận định về tình hình chung cũng như định hướng phát triển của ngành nông nghiệp các chuyên gia cho rằng, hội nhập sâu – rộng đang buộc nông sản Việt phải cạnh tranh gay gắt với các nước có nền nông sản hiện đại. Phát triển nông sản sạch là hướng đi mới của thị trường ngách sẽ phù hợp trong cạnh tranh, thay vì nông nghiệp Việt Nam phát triển theo kiểu đại quy mô. Kiểu phát triển đại quy mô mức độ cạnh tranh không bằng và chắc chắn gai góc hơn thị trường ngách.

“Hội nhập kinh tế đang đến rất gần. Vấn đề còn lại đòi hỏi doanh nghiệp chủ động thay đổi và sáng tạo ra những sản phẩm 3C. Tức là, sản phẩm phải đạt chất lượng, công nghệ, chuỗi giá trị” - bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định.

Thanh Giang

Các tin mới:

29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016
29/1/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang