• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Nông sản “xuất khẩu” sang Campuchia

Nguồn tin:  Báo An Giang, 28/10/2016
Ngày cập nhật: 29/10/2016

Khác với An Phú, Tân Châu và Châu Đốc (An Giang), nông sản Tịnh Biên “xuất khẩu” sang Campuchia chủ yếu là củ và quả (có thể bảo quản được vài ngày và vận chuyển đi xa bằng đường bộ). Nắm được nhu cầu này, cư dân miền núi gia tăng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo thành mô hình làm ăn hấp dẫn.

Bán xa chẳng qua thị trường gần

Trước đây, nông sản Tịnh Biên đưa về Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và Hà Tiên (Kiên Giang), rất ít khi đi xuống Cần Thơ hoặc lên TP.HCM, do hàng hóa miền núi không sánh bằng vùng đồng bằng, kể cả số lượng và giá cả. Bây giờ, không cần phải đi xa, chỉ tập trung về Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên- Phnom Den là điểm kết nối giữa Quốc lộ 91 Việt Nam và Quốc lộ 2 Campuchia. Từ đây, nông sản Tịnh Biên đi thẳng về Phnom Penh, hoặc lên tới Takeo có thể rẽ qua Kampot, hay đi tiếp Quốc lộ 3 về Poset, Odong, Kampong Speu (Campuchia)… rất thuận tiện. Cho nên, ngoài những chủ vựa và mối lớn, còn có nhiều bạn hàng mua bán theo buổi chợ. Ngược lại, bên phía Kirivong, Takeo cũng xuất hiện bạn hàng nhỏ lẻ và sang mua nông sản Tịnh Biên ngày càng nhiều. Nhờ vậy, không khí mua bán, trao đổi hàng hóa luôn nhộn nhịp, cả buổi sáng và buổi chiều. Thấy làm ăn được, anh Huỳnh Huy Hoàng (ấp Núi Két, xã Thới Sơn, Tịnh Biên) mới trồng sắn, cung cấp hạt giống và mở điểm mua nông sản. Dần dà, ấp Núi Két có thêm các anh Trần Văn Phương (tổ 3), Đinh Quốc Bảo (tổ 4), Trần Văn Lâm (tổ 11)… cũng trở nên khấm khá.

Anh Phạm Hoàng Tịnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thới Sơn cho biết, địa phương có 537 héc-ta đất vườn, 142 héc-ta đất trồng hoa màu và 85 héc-ta đất ruộng trên, với những sản phẩm: Xoài, khoai mì, củ sắn… Riêng, củ sắn mỗi năm thu hoạch trên 100 tấn, còn xoài trái các loại cũng hàng trăm tấn. Đó là chưa kể nhiều hoa màu khác, phần lớn trồng trọt và thu hoạch vào mùa mưa. Theo anh Tịnh, năm 2016, toàn xã có 16 hộ kinh doanh nông nghiệp và tiêu thụ nông sản, trong đó có 5 hộ doanh thu từ 1,3 tỷ đến 1,8 tỷ đồng/người/năm. Mô hình này duy trì hoạt động tốt và làm ăn hiệu quả.

Mua hoa màu miền núi

Kích thích sản xuất vùng đất núi

Đường sá thuận tiện, bạn hàng từ Takeo sang núi Dài lớn và núi Cấm mua nông sản, xuôi theo Hương lộ 17A và 17B, Tỉnh lộ 948 và 55B vận chuyển cũng tấp nập, thậm chí họ còn về chợ Tri Tôn và Chi Lăng bổ hàng theo nhu cầu. “Trồng ra có người mua, bà con mới hăng hái sản xuất. Sống vùng đất núi, một năm chỉ trông vào có mấy tháng, hổng phải như dưới đồng bằng”- ông Trịnh Văn Thắng (ấp Ba Xoài, xã An Cư, Tịnh Biên) nói. Bởi vậy, thung lũng giữa núi Dài lớn và núi Cấm trở nên sung túc, thu hút nhiều lao động thời vụ.

Nông sản ở đây rất đa dạng về chủng loại, phần lớn là củ và quả thích hợp vùng đất pha cát; hầu như không có rau ăn lá bởi nhu cầu nước tưới nhiều và không khả năng đáp ứng. Địa bàn giáp ranh núi Dài lớn và núi Cấm có khoảng 500 héc-ta đất triền và sườn núi có khả năng trồng trọt, cư dân khai thác theo mô hình “nông- lâm kết hợp”, xem như khu vực phát triển mạnh nhất của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông-khuyến lâm, nhiều cư dân còn tự tạo nguồn nước, sản xuất quanh năm; đồng thời phục vụ dân sinh, phòng cháy và chữa cháy rừng phòng hộ.

Tạo điều kiện cho cư dân đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa, Tịnh Biên đã khai thông tuyến đường vòng chân núi Cấm, đi qua suối Thanh Long và trổ ra Hương lộ 17B. Rồi, cư dân Lê Trì và Lương Phi còn hùn làm đường lên Giếng Xây, ô Hồng Hoàng, vồ Đá Bạc và từ Hương lộ 17B đi vòng qua ô Vàng (núi Dài lớn). Ông Lê Văn Đổng (thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn) kể, từ khi có đường xe chở hàng hóa tiện ích, người làm vườn trên núi không còn gánh vác nông sản, đỡ tốn sức lực và giảm chi phí, nông sản có bạn hàng mua bán cũng nhanh hơn.

Khu vực miền núi Tịnh Biên có 1.698 héc-ta đất trồng cây ăn quả (chủ yếu là xoài các loại) với trên 11.560 tấn/năm và 2.984 héc-ta đất trồng hoa màu (các loại như: Khoai mì, củ sắn, bắp, cây họ đậu…) với trên 47.500 tấn/năm. Phần lớn sản lượng này, bán sang Campuchia tập trung tại Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên- Phnom Den.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

29/10/2016
29/10/2016
29/10/2016
29/10/2016
29/10/2016
29/10/2016
29/10/2016
29/10/2016
29/10/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang