• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thừa Thiên Huế: Không để thiệt hại vì rét

Nguồn tin:  Báo Thừa Thiên Huế, 26/01/2016
Ngày cập nhật: 28/1/2016

Chủ động ứng phó rét đậm rét hại, hạn chế tối đa thiệt hại cho lúa đông xuân, hoa Tết và gia súc, gia cầm.

Bảo vệ lúa, hoa màu

Ông Lê Văn Lự, một hộ dân trồng hoa cho biết: “Đối với bà con làng hoa truyền thống Phú Mậu (Phú Vang - Thừa Thiên Huế), kinh nghiệm nhiều năm cho thấy các đợt rét tràn về trên dưới 10 ngày mới đáng lo ngại. Thời tiết hiện nay, tuy có ảnh hưởng nhưng chưa đến mức phải lo lắng”.

Người dân Phú Mậu chống rét cho hoa Tết

Hộ ông Lự trồng hơn 5.000 gốc hoa ly, pha lê… Khi bước vào đầu vụ từ tháng 10 (DL) bà con thường trồng gối vụ, “canh” các loại hoa nở đúng dịp Tết hoặc ra giêng. Các diện tích hoa bị ảnh hưởng thời tiết lạnh như hiện nay, với hoa trồng ngoài trời có thể tiến hành bơm từ 1 - 3 đợt (tùy theo loại hoa, mức độ, thời điểm bơm) phân bón lá ka ly theo tỷ lệ một gói thuốc trộn với 16 lít nước cho 3.000 gốc hoa. Các loại hoa giàn, trong vườn nhà cần tăng cường che chắn gió, thắp đèn tăng độ ấm cho hoa nở đúng vụ.

Ông Hà Út, Giám đốc HTX Phú Mậu 2 cho biết: “Toàn HTX hàng năm đưa vào trồng khoảng hơn 5 ha hoa các loại. Ngoài vùng sản xuất tập trung, số diện tích hoa còn lại được bà con trồng trong vườn nhà. Những ngày mưa rét như hiện nay, HTX cùng bà con tích cực xuống đồng chăm sóc, phun thêm các loại phân kích thích hoa và che chắn gió, tăng độ ấm trong vườn nhằm cho hoa nở đúng dịp Tết”.

Với lúa, vừa sạ xuống đã gặp ré, các HTX cũng đã có nhiều biện pháp tích bảo vệ mùa màng. Tại HTX Đông Phước (xã Quảng Phước, Quảng Điền), ông Ngô Đình Triển, Chủ nhiệm HTX cho biết: “Toàn HTX gieo cấy 263 ha lúa. Đối với giống lúa dài ngày như 4B đã sạ 51 ha, giống ngắn ngày như Khang Dân, TH5, HT1 mới sạ 150 ha, còn 70 ha nữa HTX đã chỉ đạo các đội sản xuất cùng bà con nông dân ngừng sạ để tránh thời tiết lạnh, mưa rét”.

Theo kinh nghiệm của người dân, những diện tích lúa khi sạ bị ảnh hưởng rét, cây lúa có thể phát triển chậm, nếu trời nắng ấm trở lại, khi đã bén rễ, bà con nông dân thường bón thêm phân kaly, lân để kích thích cây lúa phát triển kịp khung lịch thời vụ.

Ông Hoàng Vọng, Phó Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Quảng Điền cho hay, đến nay trên địa bàn huyện đã gieo cấy được 3.500 ha (trên tổng diện tích 4.258 ha toàn huyện). Thời tiết mưa rét bước đầu chưa ảnh hưởng đến diện tích đã gieo cấy. Tuy nhiên, còn khoảng 150 ha ở các HTX Tín Lợi, Sịa 1,2, Đông Vinh bị ngập úng, bà con đang tích cực tiêu úng khu vực này để gieo cấy cho kịp khung lịch thời vụ.

“Bước vào đầu vụ, huyện đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị HTX có sự hướng dẫn và vận động nông dân triển khai các biện pháp chăm sóc lúa. Chống rét cho phát triển tốt nhằm rút ngắn tối đa thời gian sinh trưởng. Cán bộ về cơ sở cùng người dân bám đồng chủ động nắm tình hình dịch bệnh, có biện pháp xử lý sâu bệnh và hướng dẫn người dân bơm, tiêu nước cân đối mực nước trong đồng ruộng”.

“Sưởi ấm” cho vật nuôi

Mùa rét năm 2007 - 2008, toàn tỉnh có đến hàng ngàn con trâu, bò bị đột quỵ, chết rét gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Từ đó đến nay, nhiều hộ dân không còn chủ quan trong công tác phòng, chống đói rét cho gia súc. Hộ chị Nguyễn Thị Ni ở xóm Bàu Hạ, thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (TX Hương Trà) nuôi 5 con trâu, là tài sản lớn đối gia đình chị. Chị chia sẻ: “Tận dụng nguồn rơm từ trồng lúa của gia đình, thu mua thêm của bà con, dự trữ vài tấn rơm cho trâu ăn. Trước mùa mưa, vợ chồng tôi tranh thủ sửa chữa, mua bạt che chắn chuồng trại đảm bảo kín gió. Vào những ngày rét đậm, rét hại phải quấn chăn cho trâu, bò, cho uống nước ấm…”.

Chị Nguyễn Thị Ni lùa trâu về nhốt chuồng, dự trữ rơm đầy đủ

Ông Trần Viết Én, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết, trước mùa mưa hằng năm, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống đói rét cho gia súc, gia cầm. Nguồn rơm rạ tại địa phương rất lớn là thuận lợi trong việc làm thức ăn dự trữ. Qua kiểm tra, hầu hết người dân đều dự trữ thức ăn đầy đủ, chuồng nuôi được che chắn kín đáo. Trước khi có dự báo thời tiết mưa rét, người dân đã lùa gia súc về nhốt chuồng. Các hộ chăn nuôi còn chuẩn bị thêm củi đốt để sưởi ấm cho vật nuôi.

Anh Trần Thiện Chương, chủ trang trại chăn nuôi gà ở Quảng Điền chia sẻ: “Nuôi gia cầm lo ngại nhất là dịch bệnh và rét. Rét đậm rét hại cũng là một trong những tác nhân gây dịch bệnh trên đàn gia cầm. Vào mùa đông phải che chắn thật kỹ, không để mưa dột, gió lùa. Nguồn thức ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng đề kháng cho gia cầm, có thể tận dụng nguồn trứng tại chỗ trộn với thức ăn công nghiệp cho gà ăn. Nước uống được pha thêm nước ép từ củ tỏi, không chỉ làm ấm cho gia cầm mà còn phòng, chống dịch bệnh rất hiệu quả…”. Với những phương pháp này, nhiều năm qua, các trang trại trên địa bàn huyện Quảng Điền đã bảo vệ an toàn cho đàn gia cầm.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh đánh giá, người dân hiện nay ý thức khá cao trong việc bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo và thường xuyên hướng dẫn người dân các pháp phòng, chống đói rét cho vật nuôi. Trước mùa mưa, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương, hướng dẫn người dân che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn đảm bảo cho mỗi con gia súc từ 5 - 7kg rơm/ngày. Người dân không thả rông gia súc mà phải lùa về nhốt chuồng trong những ngày mưa rét. Thời điểm mưa rét không nên nhập gia súc, gia cầm về nuôi…

Nguyễn Khánh - Hoàng Triều

Các tin mới:

28/1/2016
28/1/2016
28/1/2016
28/1/2016
28/1/2016
28/1/2016
28/1/2016
28/1/2016
28/1/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang