• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Củ Chi

Nguồn tin:  Khuyến Nông TPHCM, 21/10/2016
Ngày cập nhật: 24/10/2016

Theo chủ trương của thành phố Hồ Chí Minh một trong những giải pháp quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là ứng dụng công nghệ cao, làm sao cho các sản phẩm công nghệ cao gắn với thị trường, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cư dân thành phố và xuất khẩu. Thực hiện chủ trương trên trong những năm qua trên địa bàn huyện Củ Chi đã xuất hiện nhiều đơn vị và cá nhân ứng dụng công nghệ cao tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu thị trường thành phố và xuất khẩu. Đi đầu trong những đơn vị này là Khu Nông Nghiệp Công Nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh con chim đầu đàn trong “làng” nông nghiệp công nghệ cao của thành phố. Tại đây đã tổ chức khảo nghiệm trên 120 giống hoa lan, rau, dưa và cá các loại, nhân trên 510.000 cây lan giống bằng phương pháp cấy mô, chuyển giao nhiều mô hình công nghệ cao như nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tự động cho nông dân địa phương và các tỉnh lân cận. Bên trong khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao còn có 14 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực như: sản xuất giống, sản xuất nấm ăn, chế biến thanh long xuất khẩu, trồng rau xuất khẩu… Các doanh nghiệp này đều ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Bên cạnh Khu Nông Nghiệp Công Nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện còn nhiều Doanh nghiệp tư nhân cũng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao. Tuy con số này chỉ đếm dược trên đầu ngón tay nhưng cũng chứng tỏ rằng nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu của một nền nông nghiệp đô thị. Để nắm rỏ hơn tình hình sản xuất của các doanh nghiệp này, chúng tôi đã tổ chức một cuộc thăm quan các cơ sở điển hình của Doanh nghiệp đóng tại Củ Chi. Doanh nghiệp chúng tôi đến thăm đầu tiên là doanh nghiệp Tân Lộc Mai tọa lạc tại ấp Tam Tân xã Tân An Hội. Đây là một đơn vị có bề dày xuất khẩu rau sang châu Âu trên 30 năm qua. Tiếp chúng tôi tại trang trại của Doanh nghiệp bà Võ Thị Tuyết Lan cho biết đã đầu tư gần 9 tỉ động vào 1 ha đất phèn nặng Tam Tân để hình thành một trang trại sản xuất rau cung ứng cho thị trường xuất khẩu, chị cho biết thêm doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất lớn từ nhà lưới, nhà màng, nhà kín, vườn ươm để trồng nhiều chủng loại rau như: rau gia vị các loại, rau ăn lá, đu đủ… Quy trình canh tác theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng hóa chất. Sản phẩm sau thu hoạch đưa đi sơ chế đóng gói xuất sang Châu Âu bằng đường hàng không. Chị tâm sự “trang trại này là trang trại mẫu để huấn luyện đào tạo nâng cao kỹ năng trồng rau hữu cơ cho nông dân, bà con nào muốn trồng rau hữu cơ cứ đến trang trại học tập rồi về nhà trồng cung ứng cho doanh nghiệp”. Theo chi Lan rau xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao theo tiêu chuẩn GloboGAP cao hơn tiêu chí VietGAP nên nông dân phải được huấn luyện kỹ lưỡng mới tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện nay sản phẩm của Tân Lộc Mai đã đến được 15 nước trên thế giới. Trong tương lai doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng và vươn xa hơn nữa, vì thế rất cần sự liên kết hợp tác của nông dân địa phương. Rời Tân Lộc Mai chúng tôi đến thăm khu nhà lưới công nghệ cao của anh Ngô Nguyễn Văn Minh Quang một doanh nhân trẻ đầy nhiệt quyết từ Sài Gòn về Củ Chi lập nghiệp, trang trại của anh nằm tại ấp Cây Trắc xã Phú Hòa Đông có diện tích 8.000m2 bao gồm 2 nhà màng mỗi nhà màng diện tích 3.000 m2, trong nhà màng có trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt, bón phân tự động, dưa lưới được trồng quanh năm trong nhà màng trên các túi giá thể chuyên dụng. Hỏi về chi phí đầu tư và tình hình sản xuất tại trang trại anh cho biết cứ 1m2 nhà màng đầu tư 250 ngàn đồng với khu nhà lưới 3.000 m2 đầu tư 750 triệu đồng, mỗi năm trồng 4 vụ dưa lưới với năng suất 35 tấn /ha/vụ, trên diện tích 3.000 m2 mỗi năm thu 10 tấn với giá bán 20.000đ/kg mỗi năm thu được 200 triệu, sau khi trừ chi phí khấu hao tài sản lợi nhuận 100 triệu/năm trên mỗi nhà lưới. Theo anh đầu tư công nghệ cao phải có vốn lớn và sản phẩm phải có đầu ra ổn định thì sản xuất mới bền vững, độ lan tỏa mới nhanh, ngược lại không có đầu ra sẽ không phát triển được. Tiếp tục cuộc hành trình chặng dừng chân tiếp theo của đoàn chúng tôi là Doanh nghiệp Anh Nhân đóng trên địa bàn ấp Cây trâm xã Phú Hòa Đông. Hướng dẫn chúng tôi đi thăm trang trại là một người đàn ông trung niên, trạc 40 tuổi đó là anh Kỹ, người quản lý trang trại này. Đầu tiên anh đưa chúng tôi vào khu nhà màng rộng 3.000m2 có hệ thống quạt gió, hệ thống làm mát và có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ. Trong nhà màng trồng nhiều loại rau gia vị như: ngò gai, rau thơm các loại, tía tô, húng lủi… được trồng để xuất khẩu trực tiếp sang Châu âu. Đây là loại nhà màng tiên tiến nhất tại Việt Nam được ứng dụng để trồng rau xuất khẩu. Anh Kỹ cho biết rau trồng trong nhà màng được trồng theo quy trình hữu cơ, không sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc BVTV dạng hóa học, mà chỉ sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật kết hợp với các loại bẩy côn trùng, trước khi xuất khẩu mỗi lô hang sẽ được Cục trồng trọt lấy mẫu kiểm tra. Anh cho biết thêm mỗi tuần đơn vị xuất khẩu 2 chuyến sang Châu Âu với sản lượng 2 tấn. Được hỏi về hướng phát triển trong thời gian tới anh Kỹ cho biết công ty đang mở rộng thêm 3.000m2 nhà màng và 5000m2 nhà lưới để đa dạng hóa các chủng loại rau xuất khẩu như: ớt các loại và rau gia vị nhiệt đới để tăng sản lượng xuất khẩu đồng thời cũng tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân tại địa phương. Cảm ơn anh Kỹ chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đến thăm một hộ sản xuất dưa lưới tại xã Nhuận Đức, tiếp chúng tôi là chị Nguyễn Thị Ngọc chủ hộ. Hỏi thăm về công việc sản xuất kinh doanh chị cho biết bản thân từng làm việc tại khu nông nghiệp công nghệ cao, sau đó nghỉ việc ra ngoài tự đầu tư bỏ vốn trồng dưa lưới, lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng dần dần việc làm ăn cũng ổn định, chị cho biết hiện nay dưa lưới cũng dễ bán mỗi năm chi kiếm được 80 triệu/ 1000m2 với 4 vụ trồng. Được hỏi về những khó khăn chị cho biết là thiếu vốn để đầu tư sản xuất, việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi đối với chị gặp khó khăn do chị là dân nhập cư. Tạm biệt chị Ngọc chúng tôi đến thăm một hộ anh Tâm ở Thái Mỹ đã ứng dụng hiệu quả hệ thống tưới nhỏ giọt vào canh tác khổ qua, dưa leo, bầu bí….Tiếp chúng tôi tại ruộng khổ qua xanh mởn, trái treo lủng lẳng giữa cái nắng gay gắt của mùa khô anh Tâm cho biết từ khi áp dụng hệ thống tưới này năng suất rau ăn quả tăng 30 - 40%, chất lượng trái đẹp, thu hoạch kéo dài, do vừa được tưới đủ nước, vừa được bón phân liên tục đúng thời điểm nên cây sinh trưởng phát triển tốt mang mang lại lợi nhuận cao cho người trồng rau. Cuối cùng anh cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống tưới này trên diện tích 2ha và vận động bà con trồng rau ứng dụng rộng rãi công nghệ này trong thời gian tới, chúng tôi cũng kết thúc chuyến thăm quan một vòng quanh Củ Chi.

Sau một chuyến hành trình dài chúng tôi cũng rút ra được một số khác biệt cốt lõi giữa sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với nông nghiệp truyền thống đó là:

- Sử dụng nhà màng, nhà lưới để bảo vệ cây trồng chống lại sự xâm nhập của côn trùng, hạn chế sự phụ thuộc vào thời tiết như nắng, mưa thời vụ…

- Trồng cây trên giá thể, hạn chế kim loại nặng, các mầm bệnh có trong đất.

- Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, đưa nước và dinh dưỡng đến tận vùng rễ cây trồng, sử dụng hiệu quả nước và phân bón, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.

- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính những khâu đột phá trên mà nông nghiệp công nghệ cao vượt qua nông nghiệp truyền thống và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng đang đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới, nhằm nâng cao trình độ phát triển nông nghiệp và tăng tính cạnh tranh. Sau chuyến khảo sát thực tế chúng tôi thiết nghĩ để người nông dân Củ Chi ứng dụng được công nghệ cao vào sản xuất thực tiễn thì nên chăng phải hướng dẫn họ ứng dụng từng công đoạn trong công nghệ cao vào sản xuất thực tiễn như: ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trồng rau ăn quả, trồng cây dưa leo, cà chua… trên giá thể áp dụng tưới nhỏ giọt và sử dụng nhà lưới để ngăn côn trùng, che nắng, che mưa, ứng dung thủy canh trong trồng rau ăn lá… Sau một thời gian sử dụng hiệu quả các công đoạn nông dân sẽ kết hợp thêm nhiều công đoạn và cuối cùng là ứng dụng hoàn chỉnh các công đoạn trong nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách hỗ trợ mang tính đột phá của thành phố về phát triển nông nghiệp công nghệ cao như: bổ sung thêm nội dung hỗ trợ 80% lãi suất cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trong chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố, bổ sung chính sách khuyến nông về các định mức hỗ trợ mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra ngành nông nghiệp phải giúp nông dân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao kết nội với các đơn vị thu mua sản phẩm cũng như các đơn vị cung cấp đầu vào, tạo chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Có như thế thì người nông dân Củ Chi mới có cơ hội tiếp cận và ứnng dụng công nghệ cao trong thời gian tới.

Dương Văn Minh (Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi)

Các tin mới:

24/10/2016
24/10/2016
24/10/2016
24/10/2016
24/10/2016
24/10/2016
24/10/2016
24/10/2016
24/10/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang