• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP: Vì sao nông dân chưa thật sự mặn mà?

Nguồn tin:  Báo Quảng Ninh, 17/10/2016
Ngày cập nhật: 19/10/2016

Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, tiêu chuẩn VietGAP (quy định thực hành nông nghiệp tốt trong chăn nuôi và trồng trọt) chính thức được Bộ NN&PTNT ban hành vào năm 2008. Tuy nhiên cho đến nay, số cơ sở được chứng nhận VietGAP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.

Thành lập vào năm 2012, chỉ một năm sau đó, HTX sản xuất và kinh doanh rau an toàn Tiền An (xã Tiền An, TX Quảng Yên) đã trở thành đơn vị tiên phong trong sản xuất rau an toàn ở địa phương bằng cách đầu tư vườn lưới ươm và thực hiện việc ươm giống tại chỗ, đảm bảo cây giống tốt, không sâu bệnh. Đồng thời, rau của HTX được các xã viên trồng, chăm sóc theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách) và chất lượng được kiểm soát chặt chẽ bởi nhóm giám sát nội bộ. Với cách làm bài bản này, từ tháng 12-2013, tất cả 52ha rau của HTX chính thức được cấp giấy chứng nhận VietGAP, trở thành cơ sở duy nhất trên địa bàn tỉnh đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe này.

Nhiều nông sản trên địa bàn tỉnh hiện được sản xuất theo hướng an toàn. Trong ảnh: Mô hình trồng na dai của hộ ông Nguyễn Xuân Long, thôn Tân Thành, xã Việt Dân (TX Đông Triều).

Thế nhưng, sau 2 năm giấy chứng nhận VietGAP hết hạn, đến nay, HTX sản xuất và kinh doanh rau an toàn Tiền An không còn mặn mà với việc tái chứng nhận tiêu chuẩn này nữa. Ông Trần Quốc Hiệp, Giám đốc HTX giải thích: Để đạt được tiêu chuẩn VietGAP trong trồng trọt, chúng tôi sẽ phải đảm bảo 65 chỉ tiêu các loại với hàng chục các xét nghiệm, đánh giá, lấy mẫu phân tích khác nhau... Chi phí cho các chỉ tiêu này khá cao, chưa kể việc thực hiện lại rất phức tạp, trong khi người nông dân vẫn rất ngại đi họp, ngại ghi chép nhật ký ruộng đồng và những yêu cầu phức tạp trong khâu chăm bón. Điều quan trọng hơn cả là lợi nhuận khi sản xuất rau VietGAP không cao hơn so với rau sản xuất theo hướng thông thường. Nguyên nhân chính là do phần lớn sản lượng rau của HTX phải tiêu thụ qua một đơn vị trung gian, nên phần lợi nhuận lại không thuộc về người nông dân. Còn nếu tiêu thụ nhỏ lẻ thì giá bán lại phải chịu mức tương đương với các loại rau khác. Điều này đã khiến cho các xã viên của HTX quay lưng lại với VietGAP và chỉ sản xuất rau theo hướng an toàn. Không chỉ có HTX rau Tiền An mà hiện nay, việc ngại theo đuổi VietGAP cũng đang là tình trạng chung của các HTX, hộ sản xuất rau khác. Thống kê sơ bộ cho thấy, với chi phí vào khoảng 50 triệu đồng/ha để được cấp giấy chứng nhận VietGAP cộng với công chăm sóc mất nhiều hơn, nên việc người dân không mặn mà với VietGAP cũng là điều khá dễ hiểu.

Mặc dù có nhiều ưu thế về nguồn lực hơn so với trồng trọt, thế nhưng trong lĩnh vực thuỷ sản, số cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP trên địa bàn tỉnh rất thấp. Thống kê của Sở NN&PTNT cho thấy, đến thời điểm này chỉ có 3 tổ chức và 1 cơ sở nuôi tôm được cấp giấy chứng nhận. Bởi lẽ, cũng với quá nhiều thủ tục và tiêu chí rườm rà, không có tính khả thi cao đã khiến cho các doanh nghiệp, HTX và hộ nuôi ngại theo đuổi. Nhất là đối với những hộ nuôi có quy mô nhỏ lẻ, trình độ nhân lực thấp nên các hộ này khó có thể đáp ứng được tiêu chí về quy hoạch, cơ sở hạ tầng như: Hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, ao lắng, ao chứa tối thiểu phải chiếm 15-20% diện tích mặt bằng, tuân thủ mật độ thả nuôi, chất lượng con giống... Trong khi đó, VietGAP không phải là con đường duy nhất để xuất khẩu tôm ra nước ngoài mà người nuôi tôm chỉ cần có chứng nhận BAP, ASC hoặc Global Gap...

Có thể khẳng định rằng, việc áp dụng các tiêu chí VietGAP trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là quá sức đối với các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ. Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT cần sớm ban hành lại tiêu chuẩn VietGAP mới theo hướng đơn giản hoá. Mặt khác, về phía tỉnh, việc đẩy mạnh công tác xúc tiến tiêu thụ nông sản để giúp đỡ người nông dân giải quyết đầu ra cho sản phẩm cũng cần được chú trọng và triển khai một cách thật quyết liệt.

Hoàng Nga

Các tin mới:

19/10/2016
19/10/2016
19/10/2016
19/10/2016
19/10/2016
19/10/2016
19/10/2016
19/10/2016
19/10/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang