• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện làm giàu ở huyện nghèo

Nguồn tin:  Báo An Giang, 06/10/2016
Ngày cập nhật: 7/10/2016

Với đặc thù là huyện miền núi, biên giới, dân tộc, so với mặt bằng chung của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang vẫn chiếm cao nhất. Tuy vậy, nơi đây cũng tập hợp nhiều nông dân đột phá trong sản xuất, chẳng những làm giàu cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng mà còn góp phần vực dậy thế mạnh nông nghiệp của huyện, kéo phong trào nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh (SX-KD) giỏi phát triển mạnh.

Tỷ phú vùng đất phèn

Đầu năm 2014, khi “vua lúa” sáu Đức (nông dân Nguyễn Lợi Đức, xã Lương An Trà, Tri Tôn) quyết định chuyển hướng đầu tư trang trại nuôi bò ngay trên cánh đồng đê bao 71 héc-ta vốn quen sản xuất lúa giống ở ấp Vĩnh Lạc (xã Vĩnh Gia, Tri Tôn), không ít người hồ nghi. Điều đó cũng dễ hiểu bởi nhắc đến sáu Đức, người ta vẫn nhớ về hình ảnh một tay lái buôn từng chinh phục vùng đất phèn Tri Tôn, một “ông trùm” trong sản xuất lúa giống ở ĐBSCL với thương hiệu S.D, còn nuôi bò vẫn là một lĩnh vực xa lạ. Thời điểm này, toàn vùng Bảy Núi – nơi nổi tiếng về chăn nuôi bò của tỉnh – cũng chưa có trang trại bò nào được xây dựng bài bản, thực hiện gieo tinh bò ngoại trên bò cái nền chọn lọc của địa phương, phát triển đồng cỏ, sử dụng máy cuốn rơm, ứng dụng kỹ thuật ủ rơm Urea… như trang trại của sáu Đức.

Trang trại bò của nông dân Nguyễn Lợi Đức

Trước những điều mới mẻ đó, có người cho rằng, “vua lúa” đang chuyển những bước đi mạo hiểm. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 năm, câu trả lời đã khá rõ. Trang trại của sáu Đức chẳng những được mở rộng quy mô chuồng trại, số lượng đàn bò lên gấp nhiều lần mà còn là nơi ứng dụng kỹ thuật mới hàng đầu trong chăn nuôi. Ngoài ra, ông còn tận dụng phụ phẩm từ sản xuất lúa giống cung cấp dinh dưỡng cho bò để tiết kiệm chi phí. Mô hình này mang lại tổng doanh thu lên đến 25 tỷ đồng/năm. Theo Hội Nông dân huyện Tri Tôn, đây là một trong những mô hình hiệu quả nhất hiện nay trên địa bàn huyện, tạo việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn. “Trước sức ép của thịt bò ngoại, muốn cạnh tranh được phải sản xuất quy mô lớn, nâng cao chất lượng con giống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành. Nếu không, con bò mình nuôi tại chỗ sẽ thua con bò vận chuyển từ nước Úc xa xôi về đây” – ông Nguyễn Lợi Đức đúc kết.

Sáng tạo làm ăn

Dù là huyện nghèo nhưng ở Tri Tôn, số lượng “tỷ phú nông dân” không phải là ít. Theo Hội Nông dân huyện Tri Tôn, qua phát động phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, giai đoạn 2014 – 2016, toàn huyện đã bình xét được 6.459 lượt nông dân SX-KD giỏi các cấp trong tổng số 9.957 hộ đăng ký. Trong đó, có 103 lượt nông dân đạt mức doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm; 580 nông dân đạt từ 500 triệu – 1 tỷ đồng; mức doanh thu từ 300 - 500 triệu đồng có 1.678 lượt nông dân...

Nhắc đến những “tỷ phú nông dân” ở Tri Tôn, có thể kể đến ông Trịnh Văn Phú (xã Lương An Trà), đạt doanh thu 5,1 tỷ đồng/năm với mô hình tiêu thụ nông sản. Với mô hình sản xuất lúa kết hợp dịch vụ nông nghiệp, ông Nguyễn Thanh Hòa (xã Tà Đảnh) mang về doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng/năm, còn ông Lê Văn Búa (xã Tân Tuyến) đạt 1,48 tỷ đồng/năm. Đối với ông Trần Hiếu Nghĩa (thị trấn Tri Tôn), dù không trực tiếp làm nông nghiệp nhưng mô hình tiểu thủ công nghiệp của ông cũng đạt doanh thu 1,4 tỷ đồng/năm. Đối với ông Võ Văn Nghi (xã Lê Trì), mô hình đa canh nuôi heo, nấu rượu và thả cá sặc rằn mang về khoản lợi nhuận đáng mơ ước: 540 triệu đồng/năm, trong khi mô hình sản xuất xen canh lúa - màu của nông dân Lữ Văn Hải (xã Tân Tuyến) cho lợi nhuận 591 triệu đồng/năm. Cũng với mô hình lúa – màu, lợi nhuận của ông Lâm Hữu Đức (xã Lương An Trà) còn “khủng” hơn, trên 1,3 tỷ đồng/năm...

Nói về sáng tạo, không thể bỏ qua mô hình Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp do ông hai Tân (Nguyễn Thành An, xã Tân Tuyến) làm Giám đốc. Trước đây, với 50 héc-ta đất lúa của nhà mình, hai Tân đã mạnh dạn chuyển sang trồng giống lúa Nhật, vận động một số nông dân lân cận cùng trồng và thành lập Tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa Nhật với 18 thành viên. THT đã ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ với các công ty, như: Vinacam, Angimex Kitoku, Trung An... mang về thu nhập ổn định cho các thành viên. Đến năm 2015, Công ty Vinacam đã tiên phong thành lập HTX nông nghiệp kiểu mới với tổng số vốn điều lệ 2 tỷ đồng, thu hút 45 thành viên tham gia và tin tưởng giao cho hai Tân làm Giám đốc. Chỉ tính riêng diện tích 50 héc-ta của hai Tân ở Tân Tuyến, chưa kể diện tích đất “khủng” ở nơi khác, “vua dưa hấu” vùng đất phèn năm nào đã bỏ túi lợi nhuận trên 2,5 tỷ đồng/năm...

Hiệu quả của phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi những năm qua là cơ sở để Hội Nông dân huyện Tri Tôn tiếp tục phát động thi đua giai đoạn 2016 – 2018 với chủ đề “Nông dân hợp tác - Nông nghiệp hiện đại - Nông thôn đổi mới”. Theo đó, huyện đặt chỉ tiêu có 7.000/11.000 lượt hộ đăng ký thi đua đạt danh hiệu nông dân giỏi các cấp.

NGÔ CHUẨN

Các tin mới:

7/10/2016
7/10/2016
7/10/2016
7/10/2016
7/10/2016
7/10/2016
7/10/2016
7/10/2016
7/10/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang