• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình "vòng tròn khép kín" của một nông dân

Nguồn tin:  Báo Khánh Hòa, 08/09/2016
Ngày cập nhật: 10/9/2016

Trang trại của ông Nguyễn Đông Hải (50 tuổi) nằm cuối con đường đất ngoằn ngoèo, nép dưới chân núi thuộc thôn Vĩnh Đông, xã Cam An Nam (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), được bố trí thân thiện với môi trường: xoài, mãng cầu, điều sum suê, dưới tán cây là khu chăn thả bò, heo…

Vườn - chuồng trong “vòng tròn khép kín”

Ông Hải cho biết, ông muốn trồng trọt, chăn nuôi thuận theo tự nhiên: trồng cây không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; nuôi con vật không dùng thức ăn tổng hợp, tận dụng tối đa khả năng kiếm ăn trong tự nhiên của chúng. Ông cũng thực hiện chu trình trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu “vòng tròn khép kín”, vừa tận dụng được tối đa chất thải từ vật nuôi, lại giải quyết được bài toán về môi trường. Cụ thể, ông thả nuôi heo nhà và heo rừng, lấy phân heo bón cỏ. Theo kinh nghiệm của ông Hải, đây là loại phân bón tốt nhất cho cỏ. Cỏ lại chính là nguồn thức ăn bổ dưỡng nhất cho đàn bò nhà ông. Và lượng phân bò dồi dào chính là nguồn phân bón chất lượng, rẻ tiền để bón cho vườn cây, giúp ra nhiều trái, từ đó làm dày thêm nguồn vốn để ông Hải mở rộng diện tích trồng trọt, tăng quy mô chăn nuôi, gia cố chuồng trại, vườn cây…

Vườn xoài trái vụ cuối năm nay của ông Hải hứa hẹn cho thu nhập khá

Hiện nay, trên diện tích hơn 10ha, ông Hải đang trồng 5ha xoài cát Hòa Lộc (trong đó 1ha đã cho trái), 1ha điều, còn lại là diện tích trồng mãng cầu (khoảng 300 - 400 gốc) và chuồng nuôi 20 con bò, gần 30 con heo rừng, 80 heo nhà, hơn 100 con gà. Vườn xoài nhà ông cho thu chính vụ và trái vụ được gần 100 triệu đồng/năm. Đàn heo nhà mỗi năm xuất 2 lứa (80 con/lứa), lúc được giá cho lãi gần 1 triệu đồng/con. Đàn heo rừng hiện đã hoàn vốn nên mỗi con bán đi đều lãi ròng. Chưa kể đàn gà, vườn điều, mãng cầu cho thu lai rai quanh năm. Tính sơ sơ, mỗi năm, trang trại này cho ông Hải thu nhập 500 - 600 triệu đồng.

Lấy ngắn nuôi dài

Hơn 20 năm trước, nhà ông Hải nghèo khó, vợ chồng làm thuê, làm mướn rồi mua chịu khu đất này. Lúc đó, đồi bạch đàn còn hoang vu, lại thiếu nước, trong khi vợ con đều làm việc khác, mình ông lo xoay xở. Chắt chiu được gần chục triệu đồng, ông mua 300 cây xoài. 3 năm đầu, cây còn nhỏ, tán hẹp, ông Hải tận dụng đất dưới gốc xoài trồng mía, mì để “lấy ngắn nuôi dài”. Đến khi cây xoài mở rộng tán, bắt đầu cho trái thì ông dừng trồng mía, mì, lấy tiền bán trái xoài mua gà thả vườn và 3 cặp bò mẹ con. Ông cũng vay 20 triệu đồng từ quỹ Hội Nông dân huyện để cải tạo vườn và xây chuồng nuôi heo. Sau một thời gian, đàn bò, heo sinh sôi. Số heo đực bán đi đủ bù vốn, còn lại đàn heo lãi ròng.

Nhưng sự đột phá về quy mô trang trại chỉ thực sự từ 2 năm nay, khi ông Hải quyết định bỏ ra chừng 100 triệu đồng kéo hệ thống nước tự chảy gần 4km từ đỉnh núi xuống trang trại. Có nước, vườn cây tốt tươi hơn, chuồng trại cũng được vệ sinh thường xuyên. Mới đây, ông Hải đầu tư 50 triệu đồng làm hồ trữ nước cho mùa hạn và khoan thêm 1 giếng khoan. Ông còn rào lưới toàn bộ vườn xoài để thả nuôi heo dưới tán cây, cho chúng tự kiếm ăn theo kiểu tự nhiên. Tính đến nay, ông đã đầu tư gần 1 tỷ đồng vào trang trại. Những lúc cao điểm, trang trại có khoảng 5 - 6 nhân công với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng. Ông Hải còn gây dựng, chỉ cho 2 em trai lập trang trại hơn 1ha theo mô hình tương tự ở kế bên, bước đầu cây trồng, vật nuôi phát triển tốt.

“Tuy không còn lo lắng như những ngày đầu, nhưng để đối phó với hạn, về lâu dài vẫn cần một hệ thống tưới nước tiết kiệm. Chuyện này chỉ trông chính quyền hỗ trợ, từng nông dân đầu tư không nổi”, ông Hải tâm sự.

Ông Nguyễn Lai - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm: Ông Nguyễn Đông Hải là một nông dân chịu khó, nỗ lực sản xuất kinh doanh. Vừa qua, ông Hải là 1 trong 15 nông dân được UBND huyện khen thưởng về thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2011 - 2016.

TIỂU MAI – NGUYỄN KIM

Các tin mới:

10/9/2016
10/9/2016
10/9/2016
10/9/2016
10/9/2016
10/9/2016
10/9/2016
10/9/2016
10/9/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang