• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm địa phương: Cần chiến lược lâu dài

Nguồn tin:  Hà Nội Mới, 10/08/2016
Ngày cập nhật: 11/8/2016

Những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn những mục tiêu lớn phải hướng tới nhằm hoàn thiện và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trên trường quốc tế. Vì thế, xây dựng thương hiệu quốc gia (THQG) cho sản phẩm vùng, miền là việc làm cấp bách và cũng cần chiến lược lâu dài.

Nhãn lồng Hưng Yên đã có thương hiệu trên thị trường từ nhiều năm nay. Ảnh: Giang Sơn

Hơn 100 sản phẩm tiêu biểu quốc gia

Theo Bộ Công Thương, vấn đề xây dựng THQG ngày một “nóng” trên thế giới. Mục tiêu của việc xây dựng THQG cho sản phẩm địa phương nhằm khẳng định giá trị sản phẩm, hình ảnh thương hiệu, tạo cơ sở mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Hiện, có hơn 80 quốc gia triển khai chương trình này. Ở khu vực Đông Nam Á, trừ Lào và Campuchia, các quốc gia đều trong giai đoạn thực thi chương trình. Ở Việt Nam, các địa phương đã nỗ lực kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng hình ảnh về địa phương, vùng, miền gắn với chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được coi như một công cụ hữu hiệu bảo hộ cho nông sản. Bước đầu Việt Nam đã có 43 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; 32/63 tỉnh, thành phố có chỉ dẫn địa lý, trong đó 8 địa phương có từ 2 chỉ dẫn địa lý trở lên.

Chương trình "Thương hiệu quốc gia" ra đời có mục tiêu xây dựng thương hiệu tầm quốc gia cho từng sản phẩm nổi tiếng ở các địa phương, được địa phương, doanh nghiệp (DN), người sản xuất hưởng ứng. Dẫn đầu là phong trào “Mỗi làng một sản phẩm - OVOP” của Hà Nội, “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” của Quảng Ninh... Đến nay, cả nước đã chọn hơn 100 sản phẩm tiêu biểu quốc gia. Nhận thức rõ tầm quan trọng của thương hiệu trong thương mại hiện đại, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng thương hiệu cho nhãn lồng Hưng Yên từ trước năm 2004. Sau 2 năm, sản phẩm nhãn lồng được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, giá trị sản phẩm tăng lên, thu nhập của người dân trồng nhãn ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, hành trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng, miền còn nhiều gian nan. Nhiều sản phẩm địa phương chưa có thương hiệu, mạnh ai nấy làm, khó vào được kênh phân phối lớn. Việc xây dựng, đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm địa phương còn nhiều bất cập. Vì vậy, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu vùng, miền vừa là vấn đề cấp thiết trước mắt, vừa đòi hỏi chiến lược lâu dài, với nỗ lực của các ngành, địa phương.

Nhiều nhóm giải pháp quan trọng

Để xây dựng THQG cho sản phẩm, theo Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ DN Vũ Kim Hạnh, chỉ có sự nỗ lực của DN chưa đủ, mà cần có sự liên kết của nhiều phía. Có thể thấy rõ qua bài học thương hiệu của hàng Thái. Sức mạnh thương hiệu chung của hàng hóa Thái Lan được xây dựng là nhờ nội lực của nhiều bên gắn kết, hỗ trợ nhau, trong đó phải kể đến vai trò của Chính phủ Thái Lan. Đúc kết ngắn gọn nguyên nhân thành công, bà Vũ Kim Hạnh cho rằng, các DN phải theo sát và bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng; Chính phủ phải có bộ máy hỗ trợ DN và DN phải tận dụng tối đa các biện pháp truyền thông, như lễ hội đường phố về hàng Việt, gameshow gắn với các thương hiệu Việt…

Các chuyên gia thương hiệu cho rằng, để xây dựng và phát triển thương hiệu vùng, miền cần triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp. Trong đó, chú trọng xây dựng và triển khai chiến lược đầu tư, phát triển sản xuất; quy hoạch vùng ổn định, hiệu quả và bền vững dựa trên mối quan hệ giữa sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp địa phương với con người và môi trường xã hội, theo hướng nâng cao chất lượng, phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm chủ lực, dịch vụ hàng đầu; áp dụng công nghệ sinh học về giống cây con, quy trình chăm sóc, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, cho ra sản phẩm sạch, giá hợp lý. Đồng thời, tập trung nghiên cứu thị trường, xác định xu hướng tiêu dùng, giá cả từng loại sản phẩm…

Tiếp đến là xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam cho sản phẩm được công nhận THQG, vùng, miền để các DN thực hiện; gắn logo vào những sản phẩm đạt chuẩn, có chỉ dẫn địa lý; tuyên truyền thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hội chợ trong, ngoài nước để giới thiệu thương hiệu sản phẩm... Đặc biệt, thông qua các dự án hợp tác, hỗ trợ thương mại của các tổ chức quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ thương hiệu.

Về phía Chính phủ, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật để xây dựng và bảo vệ thương hiệu; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động mọi nguồn lực xây dựng thương hiệu từ ngân sách và của cộng đồng DN.

Thanh Hiền

Các tin mới:

11/8/2016
11/8/2016
11/8/2016
11/8/2016
11/8/2016
11/8/2016
11/8/2016
11/8/2016
11/8/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang