• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông nghiệp gặp khó khăn “kép”

Nguồn tin:  Kinh Tế Đô Thị, 15/07/2016
Ngày cập nhật: 16/7/2016

Khó khăn “kép” đó bao gồm thời tiết và tiêu thụ là thực tế đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2016. Liệu điều đó có diễn ra trong 6 tháng cuối năm 2016?

Đầu tư nhỏ, chi phí trung gian lớn

Các chỉ số thống kê cho thấy, tốc độ tăng GDP do nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2016 đã bị giảm so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả năm giảm, đây là năm giảm đầu tiên trong vòng 28 năm qua (tính từ năm 1988). Trong 3 ngành, chỉ có ngành lâm nghiệp tăng cao nhất (5,76%) nhưng chỉ chiếm 4,6% GDP toàn nhóm ngành. Ngành nông nghiệp giảm 0,78%, trong khi chiếm tới 76,4%. Ngành thủy sản tăng 1,25%, chiếm 19,1%. Lúa đông xuân giảm 1% về diện tích, giảm 5,5% về năng suất và giảm 6,4% về sản lượng. Diện tích, sản lượng một số cây trồng khác giảm, như ngô, khoai lang, mía, đậu tương,...

Chế biến cá xuất khẩu tại khu công nghiệp Mỹ Tho. Ảnh: Huy Hùng

Tăng trưởng sản xuất thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ đầu vào. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nhóm ngành này vẫn còn thấp xa so với tỷ trọng GDP trong nhiều năm (chỉ bằng khoảng trên 1/3). Vốn tự có tích lũy từ nông nghiệp không nhiều, khi chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu nhỏ; tỷ trọng thu từ nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm dưới 30% tổng thu nhập, còn lại là thu từ tiền lương, tiền công (40%), phi nông nghiệp (18,9%) và thu khác (12%). Thu nhập của nông dân thấp do chủ yếu lấy công làm lãi. Mức năng suất lao động thấp (chỉ bằng trên 1/5 năng suất lao động nhóm ngành công nghiệp - xây dựng). Vốn đầu tư nước ngoài vào nhóm ngành này rất nhỏ (khoảng 3%)...

Trong 6 tháng đầu năm 2016, chi phí trung gian tăng (thể hiện ở tốc độ giảm giá trị sản xuất thấp hơn tốc độ giảm giá trị tăng thêm (giảm 0,1% so với giảm 0,18%). Tỷ lệ chi phí trung gian của Việt Nam cao hơn nhiều nước, dẫn đến tình trạng kém cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu do quy mô sản xuất nhỏ, dựa vào các hộ chưa phát triển thành trang trại quy mô lớn. Việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp chưa sâu, ứng dụng khoa học, công nghệ còn hạn chế, thiếu đồng bộ và mang tính tự phát.

Thời tiết bất thuận, giá giảm sâu

Thời tiết năm nay có biến động phức tạp, ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng nhiều loại cây, con. Đáng lưu ý, tình trạng hạn hán, xâm mặn khá sâu, rộng. Tiêu thụ nông sản gặp khó khăn ở cả trong nước và xuất khẩu. Thị trường trong nước, chỉ số sản xuất hàng nông, lâm nghiệp - thủy sản bình quân 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước giảm 0,1%.

Xuất khẩu nông, lâm - thủy sản gặp khó khăn lớn về giá cả do một số mặt hàng, giá giảm sâu (7,22%). Thủy sản xuất khẩu giá giảm 7,04%, làm kim ngạch giảm 217 triệu USD. Giá xuất khẩu gạo giảm 4,74%, làm kim ngạch giảm 59 triệu USD. Cà phê giá giảm 19%, làm giảm 324 triệu USD. Cao su giá xuất khẩu giảm sâu (giảm 18,82%), đã làm kim ngạch giảm 100 triệu USD. Gỗ và sản phẩm gỗ giá giảm 1,35% làm giảm gần 44 triệu USD. Hàng rau quả giá giảm 7,34% làm giảm 83 triệu USD. Chỉ với 7 mặt hàng trên do giá giảm đã làm cho kim ngạch bị giảm 855 triệu USD, tương đương 19 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% GDP của nhóm ngành này. Xuất khẩu của nhóm ngành này còn do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn. Một số thị trường lớn, nhu cầu nhập khẩu giảm do hàng xuất khẩu từ các nước khác cạnh tranh... Ngoài ra, về mặt bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm của hàng nông sản Việt Nam cũng chưa được cải thiện - một điểm nghẽn không nhỏ của nông sản Việt Nam trong điều kiện mở cửa, hội nhập sâu. Do vậy, bên cạnh những yếu tố về lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, thì tình trạng làm ăn gian dối, tâm lý tiểu nông còn nặng cũng là cản trở lớn.

Dự báo, trong 6 tháng cuối năm 2016, nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ còn gặp khó khăn.

Đức Minh

Các tin mới:

16/7/2016
16/7/2016
16/7/2016
16/7/2016
16/7/2016
16/7/2016
16/7/2016
16/7/2016
16/7/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang