• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hạn - mặn tấn công đồng bằng sông Cửu Long: GS. TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ: “Cần nhận thức đúng, hành động đủ...”

Nguồn tin:  Báo Đồng Tháp, 18/05/2016
Ngày cập nhật: 19/5/2016

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trên cơn sốt “hạn - mặn thế kỷ”. Nhiều địa phương nháo nhào thực hiện các biện pháp ngăn mặn, dẫn ngọt... nhưng vẫn có hàng trăm ha cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại. Theo dự báo, diễn biến hạn mặn trong thời gian tới sẽ vô cùng phức tạp với quy mô, mức độ thiệt hại ngày càng gay gắt... Tuy nhiên, theo GS.TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ: Không nên lo lắng thái quá. Nếu có nhận thức đúng và hành động đủ kế hoạch và quyết tâm thực hiện đồng bộ, thực chất, chúng ta vẫn có thể hóa giải hạn mặn từ chỗ “thù”, sang “bạn” để chung sống và làm giàu như đã từng thành công với với lũ lụt.

Hạn năm 2016 tấn công lên nhiều nơi trong tỉnh Đồng Tháp, địa phương đầu nguồn sông Cửu Long. Ảnh: Lục Tùng

Vì sao giữa lúc hạn-mặn đang gây thiệt hại lên nhiều tỉnh ĐBSCL, Trung ương, địa phương tích cực cứu trợ người dân... nhưng GS lại cho rằng không nên lo lắng thái quá?

GS.TS Võ Tòng Xuân tại hội thảo trồng lúa giảm khí thải do tỉnh Đồng Tháp tổ chức

GS.TS Võ Tòng Xuân (GS.TS V.T.X.): Cái gì cũng có hai mặt của vấn đề. Nếu chúng ta nhìn hạn mặn ở góc độ “tiêu cực” rồi kêu la thì cũng chẳng thay đổi được gì mà còn khiến tình hình phức tạp lên thêm. Thực tế thời gian qua đã chứng minh điều đó. Vì xem hạn mặn là “thù” nên chúng ta đầu tư thật nhiều công trình ngọt hóa để chống lại mà chủ yếu là để tăng cường trồng lúa... Nhưng sau những đầu tư tốn kém, chúng ta chẳng những không ngăn được mặn xâm nhập sâu vào đất liền gây thiệt hại lúa... mà còn làm lãng phí tiền của ngân sách và niềm tin của người dân. Nhưng nếu nhìn vấn đề ở góc độ “tích cực”, chúng ta có thể hóa giải... Nghĩa là chúng ta hoàn toàn có thể tránh được.

“Hóa giải”, liệu có khả thi không khi mà theo dự báo hạn mặn sẽ ngày càng gay gắt thưa GS?

GS.TS V.T.X.: Hoàn toàn khả thi. Thực tế công tác trị thủy thời gian qua ở ĐBSCL đã chứng minh: Chúng ta chưa thể chống lại thiên tai hoặc phải trả giá đắc, hoặc thất bại thảm hại, nhưng nếu biết cách nương theo và linh động khai thác mặt tích cực từ thiên tai thì chẳng những hạ nhiệt được tác động tiêu cực mà chúng ta còn có thể nhận được nhiều tích cực. Thí dụ, sau thời gian xem lũ lụt là “thù”, chúng ta dồn sức chống, nhưng càng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra càng tăng. Nhưng kể từ khi thay đổi nhận thức và hành động: xem lũ là “bạn” và đầu tư nhiều chương trình, hành động thiết thực, người dân ĐBSCL không chỉ “chung sống” mà còn có thể tận dụng, khai thác những tiềm năng lợi thế từ lũ lụt để vươn lên làm giàu. Trong khi đó, nước mặn, vùng ngập mặn cũng là hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên rất tốt nếu chúng ta biết khai thác như đã từng ứng xử với lũ lụt, chắn sẽ có hóa giải.

Cụ thể là thế nào, thưa GS?

GS.TS V.T.X.: Chúng ta chỉ nên trồng lúa tại các vùng đất phù sa ven sông, trong nội đồng có hệ thống thủy lợi bảo đảm có nước ngọt quanh năm. Tuyệt đối không đầu tư công trình ngăn mặn, dẫn ngọt để trồng lúa trên nền đất giồng cát ven biển, mà chỉ nên mà tổ chức cho nông dân trồng các loại cây có nhu cầu nước tưới ít hơn như: màu (củ hành, tỏi, sắn...) hoặc cây ăn trái (xoài, nhãn, vú sữa, chuối...) Còn những nơi thường bị nhiễm mặn, giáp biển thì có thể nuôi tôm...

Nhưng nếu không triển khai các công trình phòng, chống hạn mặn, diện tích trồng lúa sẽ giảm và đe dọa an ninh lương thực?

GS.TS V.T.X.: Trước hết phải thấy rằng, việc “kêu” hạn mặn hoặc những đầu tư, hành động vì hạn mặn trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ chỗ do cây lúa và vì cây lúa vùng ven biển. Đành rằng trồng lúa là rất quan trọng, nhưng trong bối cảnh hiện nay, đó không phải là tất cả. Nếu vì cây lúa mà bằng mọi giá, kể cả đi ngược, chống lại thiên nhiên là dễ bị thất bại. Thậm chí còn khiến tình hình thêm căng thẳng. Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định nguyên nhân chính gây ra hạn, mặn ở ĐBSCL là do hiện tượng El Nino. Còn chuyện thượng nguồn tích nước, chỉ là một tác nhân phụ. Và theo dự báo, hiện tượng thời tiết bất thường, nhất là El Nino sẽ ngày càng khốc liệt hơn trong thời gian tới. Nghĩa là bên cạnh việc đối mặt với nền nhiệt độ nóng hơn, dòng chảy sông Mekong trong mùa nắng sẽ ngày càng giảm, không thể đủ nước ngọt đưa xuống ĐBSCL. Vì vậy, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ còn tiếp tục và nước ngọt cũng ngày càng thiếu. Nhưng xét đến cùng, El Nino cũng do chính con người tạo ra. Ngoài nạn bùng phát khí thải từ khói xe, nhà máy, đốt đồng, chất thải chăn nuôi... và con người với tập quán trồng lúa “lạm dụng” như: lạm dụng phân hóa học, lạm dụng sử dụng quá nhiều nước ngọt trong mùa nắng do mở rộng vùng trồng lúa... được ví như cánh tay nối dài đưa thời tiết bất thường tác động nhanh đến đời sống con người. Do đó, nếu từ bỏ tư duy chạy theo ngọt hóa bằng mọi giá, chúng ta không chỉ cắt đứt chuỗi thất bại của cây lúa vùng ven biển và còn mở ra cơ hội cho các nông dân phát huy sáng tạo làm giàu từ nước mặn.

Xin cám ơn GS!

Lục Tùng (Thực hiện)

Các tin mới:

19/5/2016
19/5/2016
19/5/2016
19/5/2016
19/5/2016
19/5/2016
19/5/2016
19/5/2016
19/5/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang