• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình kết hợp hiệu quả kinh tế cao

Nguồn tin:  Báo Cần Thơ, 03/05/2016
Ngày cập nhật: 5/5/2016

Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất, gia đình anh Cai Văn Đậm ở xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đất lúa sang trồng màu kết hợp chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Đậm chăm sóc rau màu.

Anh Cai Văn Đậm khởi nghiệp với 11.000m2 đất chuyên trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều vụ lúa bị dịch bệnh, sâu rầy… khiến anh không có lãi. Trước thực tế đó, anh Đậm quyết định chuyển 5.000m2 đất lên liếp trồng chuyên canh cây màu, như: bầu, bí, dưa leo, bắp và các loại rau củ. Nhờ diện tích chuyên canh lớn, trồng tập trung, nắm bắt nhu cầu thị trường nên nhiều vụ trồng rau màu anh Đậm trúng mùa, được giá và lợi nhuận gấp 3 - 4 lần so với cây lúa. Anh Đậm phấn khởi tính: "Thông thường sau Tết Nguyên đán, nắng nóng tôi tập trung trồng bắp nếp. Bình quân 5 công bắp nếp, nếu trúng mùa, chỉ sau 2,5 tháng gia đình tôi có thể thu về hơn 20 triệu đồng. Riêng mỗi vụ Tết, trồng khổ qua với đậu que kiếm không dưới 50 triệu đồng sau 3 tháng".

Để tận dụng thân, lá các loại cây màu, như: bắp, đậu… sau khi thu hoạch, anh Đậm nuôi bò. Để dự trữ, chủ động thức ăn cho bò, gia đình anh dành ra một khoảng đất trống để trồng cỏ. Hiện tại, bò đã sinh sản, phát triển tốt và gia đình anh chuẩn bị tăng số lượng đàn bò và chọn đây là vật nuôi chủ lực để phát triển kinh tế gia đình. Anh Đậm cho biết: "Nuôi bò chủ yếu lấy công làm lời. Sản xuất nông nghiệp, trồng rau màu nên có rất nhiều cỏ và các loại rau màu sau khi thu hoạch còn làm thức ăn cho bò được. Ngoài ra, rơm sau khi thu hoạch, nếu trước đây mình đốt đồng thì nay mình đem về chất lại thành cây, để khi nào nắng hạn hay mưa dầm thiếu cỏ sẽ sử dụng rơm làm thức ăn cho bò. Những cách làm này ít tốn chi phí mua thức ăn nên lợi nhuận từ nuôi bò là rất khá. Phân bò thì mình ủ hoai để trồng rau màu, tiết kiệm được tiền mua phân hóa học". Với 3 con bò sinh sản, mỗi năm đều có 3 bê con, mỗi con không dưới 15 triệu đồng. Bò thịt 2 năm xuất chuồng 1 lần… Anh Đậm còn xây chuồng chăn nuôi thêm heo thịt và heo sinh sản; đầu tư mở nhà máy nhỏ xay lúa thuê để tăng thêm thu nhập và tận dụng cám sau mỗi vụ xay lúa để bổ sung nguồn thức ăn chăn nuôi heo. Nhờ cách kết hợp này anh Đậm tiết kiệm được chi phí, tăng thu nhập trong chăn nuôi, hạn chế bị thua lỗ mỗi khi giá heo hơi xuống thấp trong khi giá thức ăn tăng cao... Nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hằng năm sau khi trừ các chi phí, mô hình kết hợp đã giúp gia đình anh Đậm có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng. Từ đó, anh có điều kiện nuôi các con ăn học và xây dựng được nhà cửa khang trang. Nhiều năm liền anh Đậm được công nhận nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Ông Lê Văn Xóm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phú, cho biết: "Không chỉ là hội viên gương mẫu của Hội Nông dân xã, gia đình anh Cai Văn Đậm còn được biết đến là gia đình Văn hóa tiêu biểu, điển hình của địa phương trong phong trào xây dựng xã văn hóa, xã nông thôn mới. Anh Đậm luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm tích lũy được cho bà con xung quanh, góp phần làm thay đổi tập quán canh tác cũ. Nhiều gia đình tại xã Tân Phú đã mạnh dạn chuyển đất lúa sang trồng màu chuyên canh hoặc xen canh góp phần tăng thêm thu nhập, nâng cao cuộc sống. Việc chuyển đổi cây trồng hiệu quả là một trong những việc làm quan trọng, góp phần giúp địa phương hoàn thành tiêu chí "hộ nghèo" trong xây dựng nông thôn mới".

VĂN MINH

Các tin mới:

5/5/2016
5/5/2016
5/5/2016
5/5/2016
5/5/2016
5/5/2016
5/5/2016
5/5/2016
5/5/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang