• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Kỹ sư” nông dân chế tạo thành công máy thu gom rơm

Nguồn tin:  Báo An Giang, 28/04/2016
Ngày cập nhật: 29/4/2016

Học chỉ lớp 9 và chưa từng qua lớp đào tạo cơ khí nào, nhưng nhờ đam mê học hỏi để vươn lên đổi đời, cuối cùng, máy thu gom rơm của anh Tính cũng ra đời sau nhiều năm thất bại. Đến nay, 70 chiếc máy thương hiệu “2 Tính” của anh đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành.

Cơ sở đang sản xuất máy thu gom rơm

Không chỉ cư dân ở ấp Tân Hiệp, xã Vọng Thê (Thoại Sơn, An Giang), mà nhiều người khi chứng kiến chiếc máy thu gom rơm của anh Ngô Văn Tính (44 tuổi) hoạt động đều thán phục về sự chịu khó tìm tòi học hỏi và ý chí vươn lên của anh Bộ đội Cụ Hồ đầy nhiệt quyết này. Sau ngày xuất ngũ, anh Tính theo gia đình về sống ở ấp Tân Hiệp với công việc làm mướn, rồi sau đó chạy máy cày thuê cho chủ. Chính ở môi trường này và nhất là sau nhiều lần bị chiếc máy cồng kềnh “hành hạ”, cùng sự mày mò tìm hiểu, đã đào tạo ra “kỹ sư” 2 Tính lúc nào không hay. “Nếu cha chồng tôi còn sống mà thấy được thành quả như bây giờ thì ông ấy vui mừng biết mấy. Bởi, lúc sinh tiền ông rất ủng hộ, theo dõi từng giai đoạn tự mày mò chế tạo máy của con trai, nhưng chỉ thấy tiền ra đi, đất ruộng ra đi mà chưa từng thấy mặt chiếc máy này…” - chị Hoàng Thị Mong, vợ anh Tính chia sẻ.

Để có chiếc máy thu gom rơm, anh Tính đã từng vay, mượn tiền ở nhiều nơi, bán trên 30 công ruộng ở xã Nam Thái Sơn (huyện Hòn Đất, Kiên Giang) để mua lại các loại máy xới, máy gặt đập liên hợp phế thải đem về tự mày mò, khám phá và chế tạo. Sau nhiều năm thất bại, anh Tính tự chế ra chiếc máy vừa tự xới đất, vừa vận chuyển hàng hóa và máy gặt đập liên hợp… Đến khi anh nhìn thấy nguồn nguyên liệu rơm bao la ở ngoài đồng không ai dòm ngó, trong khi nhu cầu sử dụng rơm cho trâu bò ăn, làm nấm, ủ gốc cây, làm phân vi sinh rất lớn nên quyết tâm làm ra chiếc máy để xử lý. Chiếc máy dựa trên nền tảng của máy gặt đập liên hợp, nhưng được thay đổi và bổ sung nhiều bộ phận. Khi sản phẩm vận hành trên đồng ruộng, chủ nhân chiếc máy thường theo dõi, quan sát hoạt động của nó và lắng nghe ý kiến đóng góp của người sử dụng nên các đợt máy ra đời sau đó đã khắc phục được nhiều nhược điểm ban đầu và hoàn thiện dần các tính năng vốn có. Hiện, cơ sở của anh Tính sản xuất 2 loại máy thu gom rơm, gồm: Gom cuộn bó và gom phun xá. Với 5 nhân công, bình quân 7 ngày, cơ sở cho ra 1 chiếc máy phun xá (bán giá 153 triệu đồng) và 10 ngày xuất xưởng 1 máy gom rơm cuộn (bán giá 278 triệu đồng/chiếc). Anh Ngô Văn Tính cho biết: “Do đam mê và quyết tâm có một nghề để ổn định cuộc sống và giúp nhiều người cùng có việc làm, nên tôi rất cố gắng mới có được kết quả khiêm tốn như hôm nay. Phía trước là một chặng đường dài. Tới đây, trong quá trình theo dõi hoạt động của máy, tôi sẽ học hỏi nhiều người, nhiều nơi để từng bước hoàn thiện sản phẩm. Tôi rất muốn được đào tạo thêm kiến thức về cơ khí, nhất là được hỗ trợ nguồn vay ưu đãi để mở rộng cơ sở, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn”.

Qua 16 năm tự mày mò học hỏi, đến nay, anh Tính đã cung ứng cho bà con nông dân tỉnh An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ… 70 máy thu gom rơm và giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động (mức lương từ 4,5 - 6,6 triệu đồng/người/tháng). Có thể nói, với những thành công bước đầu này, anh Tính đã cải thiện được cuộc sống gia đình, giải quyết lao động nhàn rỗi nông thôn, đặc biệt là bản thân có một “sáng chế”. Phó Chủ tịch UBND xã Vọng Thê Nguyễn Văn Hôn chia sẻ: “Máy thu gom rơm của anh Tính là một sáng kiến đáng trân trọng, cần được nhân rộng trong môi trường cơ giới hóa sản xuất, vừa giúp vệ sinh đồng ruộng, vừa mang lại giá trị tăng thêm cho nhà nông sau mỗi vụ thu hoạch lúa… Nhà nước nên có chính sách, đặc biệt hỗ trợ nguồn vay ưu đãi để khuyến khích nông dân “sáng tạo và chế tạo”.

NGUYỄN RẠNG

Các tin mới:

29/4/2016
29/4/2016
29/4/2016
29/4/2016
29/4/2016
29/4/2016
29/4/2016
29/4/2016
29/4/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang