• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả mô hình thu gom rơm bằng máy

Nguồn tin:  Báo An Giang, 27/04/2016
Ngày cập nhật: 28/4/2016

Mô hình “Ứng dụng máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện nghiên cứu là một bước tiến cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua đó, vừa tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả thu gom so với việc thực hiện bằng thủ công, vừa giúp giảm chi phí, vừa bảo vệ môi trường do thu hẹp được diện tích đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch…

Xuất phát từ thực tiễn

Lâu nay, sau mỗi mùa vụ, để có nguyên liệu trồng nấm rơm, cho bò ăn… một số bà con tiến hành thu gom rơm bằng phương pháp thủ công, mất thời gian lại tốn nhiều chi phí. Một số nông dân khác thì đốt rơm trên đồng, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa không mang lại nguồn lợi kinh tế. Chính vì thế, mô hình “Ứng dụng máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp”, do kỹ sư Nguyễn Lê Vinh (Trung tâm Khuyến nông tỉnh) thực hiện nghiên cứu, với mong muốn giúp nông dân tăng thêm thu nhập. Việc thu gom rơm bằng máy giúp nông dân giảm chi phí thu gom rơm; giảm ngộ độc hữu cơ trong sản xuất lúa; giảm ô nhiễm môi trường do hạn chế đốt đồng và cung cấp nguồn nguyên liệu để phát triển nghề trồng rau, nấm rơm, chăn nuôi bò… góp phần hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Thu gom rơm trên đồng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường

Theo kỹ sư Nguyễn Lê Vinh, máy cuốn rơm MRB0850B có thể hoạt động tốt trên nền ruộng khô và ẩm ướt. Cơ chế vận hành máy khá đơn giản, rơm sẽ được trục bánh răng của máy cuốn rơm cuốn vào và được nén chặt bởi trục cuộn nằm phía trong. Sau khi kích thước cuộn rơm đạt tiêu chuẩn kích thước và trọng lượng, máy sẽ có hệ thống báo hiệu tự động bằng còi. Tiếp theo, rơm sẽ được buộc lại bởi hệ thống dây quấn, thắt nút cắt tự động và cuộn rơm sẽ được nhả ra ngoài bởi bơm thủy lực đẩy mở cửa. “Mỗi cuộn rơm hoàn thành trung bình trong thời gian từ 35 – 45 giây. Công suất thu gom rơm đạt 0,7 héc-ta/giờ, mỗi máy có thể hoạt động 4 héc-ta/ngày, tương ứng với 600 cuộn rơm. Đường kính cuộn rơm đo được là 50cm, dài 70cm, trọng lượng mỗi cuộn rơm được cân trung bình từ 12 - 20kg. Qua đó, tính toán được chi phí thu gom rơm bằng máy thấp hơn 22% so với thu gom bằng tay”- kỹ sư Vinh phân tích.

Hiệu quả mang lại

Thông qua mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ 30% giá trị 7 bộ thiết bị máy cuốn rơm cho 7 hộ nông dân tại các huyện: Châu Thành, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Phú và Tân Châu. Sau khi các hộ nông dân nhận được máy hỗ trợ đầu tư, các cơ quan chủ trì đã tổ chức 4 cuộc hội thảo ở nhiều địa phương nhằm giới thiệu máy cuốn rơm để nông dân hiểu, ứng dụng cuốn rơm sau khi thu hoạch lúa, hạn chế đốt đồng gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nông dân được giới thiệu về cách lắp đặt và bảo trì máy, hướng dẫn kỹ thuật vận hành máy, các chính sách hỗ trợ vay vốn theo quy định của Nhà nước, để nông dân tiềm năng có hướng đầu tư, nhân rộng mô hình. Với hiệu quả thiết thực mà máy cuốn rơm mang lại, đến nay đã nâng tổng số máy cuốn rơm trong tỉnh lên 17 máy các loại và 14 máy hút rơm do nông dân sáng chế.

Với chuồng bò lên đến 54 con bò cái sinh sản và 200 con dê, trước đây, việc tìm nguồn thức ăn cho đàn gia súc luôn là nỗi lo đối với gia đình ông Phó Văn Tới (ấp Phú An I, xã Bình Hòa, Châu Thành). Tuy nhiên, sau khi được hỗ trợ máy cuốn rơm từ mô hình, đã phần nào giải quyết nỗi lo của gia đình. “Trước đây, tôi toàn thu gom rơm bằng thủ công, tốn rất nhiều chi phí, nặng nhất là tiền trả cho nhân công. Từ ngày được trang bị máy cuốn rơm, sau mùa vụ, tôi tranh thủ cuộn rơm về dự trữ trong kho. Cộng thêm việc ủ urea cho rơm nên trong mùa mưa, gia đình tôi vẫn có nguồn thức ăn đầy đủ trong 3 - 5 tháng, không sợ thiếu hụt”- ông Tới phấn khởi.

“Theo đánh giá của nông dân, máy cuốn rơm MRB0850B là bộ thiết bị được kết nối với máy kéo nên có nhiều ưu điểm hơn so với các loại máy cuốn rơm trên thị trường hiện nay. Ngoài sử dụng cho việc cuốn rơm sau các mùa vụ, nông dân còn sử dụng đầu kéo để cày xới đất, giúp tăng hiệu quả sử dụng máy kéo, tăng thêm thu nhập”- kỹ sư Nguyễn Lê Vinh chia sẻ.

ÁNH NGUYÊN

Các tin mới:

28/4/2016
28/4/2016
28/4/2016
28/4/2016
28/4/2016
28/4/2016
28/4/2016
28/4/2016
28/4/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang