• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Long (Bình Phước)

Nguồn tin:  Báo Bình Phước, 08/01/2016
Ngày cập nhật: 11/1/2016

Đến thăm Phước Long (Bình Phước) hôm nay, dễ nhìn thấy bức tranh đô thị phát triển với những con đường rộng thênh thang; khu trung tâm thương mại, kinh doanh sầm uất, hiện đại. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân thị xã ngày càng được nâng cao. Hai bên đường, những công ty, nhà máy chế biến hạt điều phát triển. Và ở ngay thị xã thương nghiệp Phước Long đang có những mô hình kinh tế mang đậm dấu ấn rất riêng.

Nuôi heo sạch dựa trên chế phẩm balasa N01; tận dụng lòng hồ thủy điện Thác Mơ để nuôi cá... đã và đang trở thành những mô hình nuôi, trồng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân thị xã.

Nuôi heo bằng nệm lót sinh học Balasa N01

Đây là mô hình kinh tế đang được nhiều nông dân ở thị xã Phước Long ưa chuộng và chuyển đổi đầu tư. Giảm ô nhiễm môi trường, rút ngắn thời gian nuôi, tái sử dụng tấm nệm để bón cho cây trồng là những lợi thế mà mô hình này đem lại.

Anh Phạm Quốc Cường ở thôn Nhơn Hòa 1, xã Long Giang nuôi 50 con heo thịt. Trước đây, gia đình anh gặp khó khăn trong việc xử lý nước thải. Để giảm ô nhiễm môi trường, anh tham khảo và sử dụng nhiều biện pháp xử lý khác nhau nhưng vẫn không ổn.

Nếu giá ổn định, bè cá của gia đình ông Phạm Đức Thọ cho thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm

Năm 2014, tìm hiểu trên báo, đài truyền hình thấy ở các tỉnh phía Bắc có mô hình nuôi heo bằng tấm nệm lót sinh học dựa trên sự lên men của chế phẩm balasa N01 nên anh làm theo. Nệm lót sinh học làm đơn giản, chỉ cần tro trấu, mùn cưa, men balasa N01 và cám gạo trộn đều với nhau thay cho nền xi măng trước đây. Ban đầu, anh đổ lớp đầu tiên khoảng 25cm, tưới ẩm nước và ủ trong 24 giờ. Sau đó, lớp thứ hai cũng làm tương tự, tạo thành lớp nệm cao 50cm và cho heo vào nuôi như bình thường. Trong quá trình nuôi, cách nhau 2 - 3 ngày, anh lại đảo tấm nệm một lần để các vi sinh vật phân hủy, hoạt động liên tục thì nệm sẽ không bị hôi.

Anh Cường cho biết: Nuôi heo bằng nệm sinh học balasa NO1 tiết kiệm được nước và điện vì không cần quét dọn chuồng như trước. Thời gian nuôi rút ngắn chỉ còn 3 tháng 10 ngày. Với diện tích 20m2, gia đình anh nuôi 20 con heo. Trong quá trình nuôi không được làm ướt tấm nệm nhằm kéo dài thời gian sử dụng; đồng thời tập cho heo có thói quen thải phân và đi tiểu vào ô chuồng quy định để tạo độ ẩm cho nệm. Sau khi nuôi 4 hoặc 5 lứa, đem ra dùng để bón cho cây trồng.

Nệm lót sinh học được làm và vận hành đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, giúp giảm công làm vệ sinh chuồng trại hằng ngày; giảm chi phí phòng bệnh cho heo. Heo không bị thối bàn hoặc què chân, lông da bóng mượt và sạch. Từ mô hình nuôi heo trên nệm lót sinh học của anh Cường cho thấy, chi phí đầu tư ban đầu không nhiều nhưng thời gian sử dụng khoảng 5 năm và giảm được 60% công lao động; đồng thời giảm bệnh cho heo...

Với 2 năm kinh nghiệm nuôi heo trên nệm lót sinh học, anh Cường cho biết: Các thương lái khi mua cũng tăng 4 - 5 giá so với phương pháp nuôi heo truyền thống. Cách làm và vận hành nệm không phức tạp, hiện trên địa bàn xã Long Giang đang có trên 10 hộ chăn nuôi quy mô lớn, nhỏ áp dụng phương pháp này.

Làm giàu từ lòng hồ thác mơ

Nằm ngay dưới chân núi Bà Rá, lòng hồ thủy điện Thác Mơ trải dài giữa huyện Bù Đăng và thị xã Phước Long. Ngoài chức năng sản xuất và cung cấp điện năng, lòng hồ thủy điện còn là nơi định cư và phát triển kinh tế của nhiều hộ dân. Người dân tận dụng nguồn nước, thả bè nuôi những loại cá đặc biệt như: lăng nha, điêu hồng, lóc... Đây không phải là mô hình mới nhưng lợi nhuận mang lại khiến nhiều nông dân háo hức theo đuổi. Ông Phạm Đức Thọ ở phường Thác Mơ đã có kinh nghiệm nuôi cá bè 10 năm ở lòng hồ thủy điện này. Ông đã đầu tư gần 800 triệu đồng để thả bè nuôi cá trên lòng hồ. Tùy điều kiện dòng nước, quy luật dòng chảy, ông chọn loại cá nuôi phù hợp. Hiện nay, với 25 ô, ông nuôi 100 ngàn con cá lăng nha và điêu hồng.

Ông Thọ chia sẻ: Không phủ nhận hiệu quả từ việc nuôi cá. Khi được mùa, gia đình tôi có thể lời vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Sau này, kinh tế ngày càng phát triển, việc thành lập hợp tác xã sẽ giúp người dân yên tâm hơn khi đầu tư nuôi, trồng, từ đó có chính sách bảo hộ sản phẩm cho nông dân. Người nuôi cá không còn nỗi lo “đánh đu” với giá cả thị trường. Khi quyết định đầu tư nuôi cá, người dân cần chú ý lựa chọn phương pháp đầu tư thích hợp, tránh để cá bị bệnh. Cá bệnh là coi như vốn đổ xuống lòng hồ Thác Mơ.

Hiện ngành nông nghiệp thị xã đang vươn mình với nhiều mô hình tạo được dấu ấn như: vùng trồng rau sạch, vườn hoa ở Sơn Long, nuôi heo sọc đen... Mỗi mô hình có tiềm năng và lợi nhuận khác nhau nhưng đều góp phần xây dựng thị xã Phước Long tuổi 41 ngày càng phát triển bền vững.

Thanh Nga

Các tin mới:

11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang