• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm kinh tế, cải thiện môi trường từ mô hình thu gom phân bò

Nguồn tin:  Báo Đồng Tháp, 22/04/2016
Ngày cập nhật: 23/4/2016

Phân bò từng là một trong những vấn nạn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các xã biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp). Tuy nhiên, khoảng hơn một tháng nay, tình trạng này đã giảm đáng kể nhờ mô hình thu gom phân bò...

Thu gom phân bò tại hộ dân

Trò chuyện với chúng tôi về chuyện nuôi bò ở địa phương, anh Châu Thanh Bằng - cán bộ nông nghiệp xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng cho hay, Tân Hộ Cơ là 1 trong 2 xã có tổng đàn bò nhiều nhất huyện với trên 6.000 con (tổng số đàn bò toàn huyện là 11 ngàn con). Bên cạnh nuôi bò lấy thịt thì việc tận dụng nguồn phân bò để bán kiếm thêm thu nhập không còn là chuyện lạ của người dân nơi đây. Tuy nhiên, tình trạng việc phơi phân bò đã ảnh hưởng đến tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhưng gần đây, khi mô hình thu gom phân bò tươi của anh cán bộ thủy sản huyện được thực hiện trên địa bàn thì tình trạng phơi phân bò giảm đi đáng kể.

Theo câu chuyện thu gom phân bò, chúng tôi nhờ anh Bằng chở đi một vòng “mục sở thị” mô hình thu gom phân bò. Đến trại chăn nuôi bò hơn 40 con của anh Lê Phi Long (ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ) đang trong lúc bán phân bò tươi cho người thu gom. Anh Long cho biết, cả tháng nay anh bán phân bò tươi cho người thu gom chứ không phơi như trước nữa. Tính ra 1kg phân tươi bán cho công ty được 250 đồng, một bao hơn 80kg bán tươi được 20.000 đồng, không chênh lệch bao nhiêu so với giá phân khô (bán phân khô giá 24.000 đồng) nhưng đỡ công phơi và giảm ô nhiễm môi trường.

Còn chú Lê Tấn Hùng ở ấp Rọc Muống, xã Tân Công Chí nuôi được 4 con bò sinh sản cho hay, từ trước đến giờ chưa thấy ai mua phân bò tươi, chỉ nghe ở Tân Hộ Cơ có người mở mô hình này và triển khai ở ấp Rọc Muống gần đây. Nếu có thu gom theo hình thức này ông Hùng cũng bán vì tính ra bán như vậy người nuôi bò thuận lợi hơn mà mức giá chênh lệch cũng không bao nhiêu.

Tìm gặp anh Phan Thái Hong - cán bộ thủy sản huyện, cũng là người đang thực hiện mô hình thu gom phân bò. Hỏi thăm về cơ duyên đến với nghề này, anh Hong cho biết, là một người con của quê hương nên anh cũng đau đáu về vấn đề môi trường của địa phương bởi đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để địa phương xây dựng nông thôn mới cũng như tái cơ cấu lại ngành hàng bò. Từ nhận thức phải làm gì đó thiết thực cộng với sự động viên của lãnh đạo huyện nên anh Hong tìm tòi học hỏi thêm từ sách báo, internet. Từ đó, phát hiện được mô hình làm nấm trichoderma của Trường Đại học Cần Thơ thấy khá hiệu quả nên anh nghiên cứu và tiến hành làm thử giai đoạn đầu là ủ nguyên liệu cung cấp cho nhà vườn.

Quy trình ủ phân bò

Hiện mô hình chỉ mới thực hiện hơn 1 tháng nhưng đã được các chủ vườn trồng hoa ở Sa Đéc đặt hàng trước. Anh Hong dự định bán xong mẻ đầu tiên này, có vốn sẽ mua thêm máy làm viên, máy ép để tiện cho việc sản xuất phân hữu cơ bán cho các hộ làm lúa trên địa bàn huyện. “Do chưa tiếp cận được nguồn vốn nào nên ý định ban đầu của tôi chỉ là làm nguyên liệu ủ bón cho hoa kiểng và cung cấp cho nhà vườn trên địa bàn huyện, với sản lượng thu gom khoảng 2 - 3 tấn phân/ngày trên địa bàn 2 xã Tân Công Chí và Thông Bình. Tuy nhiên, quá trình triển khai nhận được sự ủng hộ khá nhiệt tình của người chăn nuôi với sản lượng cung cấp khoảng 12 - 15 tấn phân bò/ngày nên hơi bị “ngộp” cả về vốn lẫn về kho chứa. Mặc dù cũng khó khăn về vốn nhưng tôi vẫn cố gắng thu gom hết cho người chăn nuôi, chỉ hy vọng “mẻ” đầu tiên này sẽ đem lại kết quả tốt để làm tiền đề cho hướng phát triển lớn hơn...” - anh Hong tâm sự.

Đánh giá về mô hình mới này, anh Hồ Văn Lý - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hồng cho biết, đây là mô hình mới nhưng được xem là có triển vọng ở địa phương bởi không chỉ giải quyết được vấn đề môi trường mà còn tạo thêm thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Hiện địa phương đã làm việc với cơ sở, nếu có khả năng thì tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tăng thêm sản lượng thu gom phân bò trên toàn địa bàn huyện. Đồng thời, phía huyện sẽ tích cực vận động người chăn nuôi bán phân bò theo hình thức này để giảm áp lực môi trường, tạo vẻ mỹ quan xanh - sạch - đẹp, đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Mỹ Nhân

Các tin mới:

23/4/2016
23/4/2016
23/4/2016
23/4/2016
23/4/2016
23/4/2016
23/4/2016
23/4/2016
23/4/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang