• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Phum, sóc có nhiều nông dân giỏi

Nguồn tin:  Báo An Giang, 12/04/2016
Ngày cập nhật: 13/4/2016

Chương trình khuyến nông – khuyến lâm tạo điều kiện cho đồng bào Khmer các xã, thị trấn ở Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) được tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần cải thiện kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và sinh hoạt phum, sóc ngày càng tiến bộ.

Nhiều cách thức làm ăn

Nông dân giỏi Chau Chhiêng (ấp Chơn Kô, xã An Cư, Tịnh Biên) nuôi 5 con bò giống lai Sind, nguồn thức ăn sử dụng vỏ và thân cây bắp, khắc phục được tình trạng thiếu đồng cỏ chăn thả. “Bắp dễ trồng, bán chạy, đồng lời cũng tốt. So các cây ngắn ngày khác, bắp thu lợi được nhiều thứ” – ông Chau Chhiêng khẳng định. Còn nông dân giỏi Chau Sát (ấp Trung An, xã Lê Trì, Tri Tôn) cho hay, chương trình Heife (Trường đại học Cần Thơ) giúp gia đình khấm khá, nuôi bò lấy công làm lời, không phải xuất vốn. Thực tế cho thấy, cách làm này phù hợp với vùng núi nên đồng bào Khmer rất thích.

Nuôi dê ở miền núi

Với cách làm tương tự, anh Chau Pho La (ấp Soài Chếk, xã An Cư) ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật, trở thành điển hình trong việc chuyển đổi cây trồng và vật nuôi, góp phần thúc đẩy sản xuất ở địa phương. Nhiều năm liền, anh Chau Pho La được xét chọn danh hiệu “Nông dân giỏi” cấp huyện và cấp tỉnh. Ông Mao Oanh, Chi hội trưởng Nông dân ấp Soài Chếk cho biết, năm 2015 có 93 cá nhân được xét chọn “Nông dân giỏi” 3 cấp, riêng cấp tỉnh có 10 nông dân đều là đồng bào Khmer. “Đặc điểm sản xuất ở đây, nông dân trồng lúa 3 vụ, rau dưa, bắp, khoai mì, đậu phộng…” – ông Mao Oanh nói.

Hai năm 2013 - 2014, ở An Hảo (Tịnh Biên) có 27 nông dân Khmer được công nhận danh hiệu “Nông dân giỏi” cấp tỉnh, chiếm hơn 2/3 số lượng xét chọn toàn xã. Theo anh Si Sô Vath, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhiều mô hình làm ăn tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả tốt, nhất là các mô hình kinh doanh và dịch vụ phục vụ sản xuất. Chẳng hạn, ông Chau Chhum (ấp An Thạnh) trồng giống lúa chất lượng cao và tổ chức dịch vụ bơm tưới, điển hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác. Còn ông Chau Tông (ấp An Lợi) chuyển đổi trồng rau màu, hàng năm thu nhập trên 100 triệu đồng.

Sức lan tỏa phong trào

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” các xã, thị trấn ở Tri Tôn và Tịnh Biên tác động từng xóm, ấp. Nông dân giỏi Chau Sát (ấp Trung An, xã Lê Trì) bảo, nhờ có hướng dẫn kỹ thuật canh tác và chương trình khuyến nông – khuyến lâm nên đồng bào hăng hái lao động, phát triển kinh tế mạnh hơn. “Bây giờ, hỏi đến nông dân giỏi Khmer thì hổng thiếu, mà phum, sóc nào cũng có. Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ sản xuất, đồng bào mần ăn thấy thoải mái” – ông Chau Sát tỏ ra hiểu biết. Ngành nghề sản xuất ở vùng núi cũng rất đa dạng và nhiều mô hình làm ăn tốt.

Năm 2015, toàn xã An Hảo xét chọn 450 cá nhân “Nông dân giỏi” cấp xã, huyện và tỉnh. Trong số này, nông dân đồng bào Khmer chiếm đến 299 cá nhân, riêng “Nông dân giỏi” cấp tỉnh có 19 cá nhân. Thông qua Hội Nông dân tỉnh An Giang, nhiều dự án vừa và nhỏ cũng đã được triển khai tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Đặc biệt, các dự án chính sách và pháp luật trong vùng đồng bào Khmer, với việc hình thành các “Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật” tại xã, thị trấn ở Tịnh Biên, có sự tham gia nhiệt tình các vị sư sãi, à cha và đồng bào Khmer tiêu biểu.

Từ chương trình khuyến nông – khuyến lâm, nông dân Khmer An Hảo (chiếm 50% dân số toàn xã) có dịp tiếp cận và ứng dụng đạt hiệu quả tốt. Anh Si Sô Vath, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, nổi bật là mô hình “nông – lâm kết hợp”, như ông Chau Ny mạnh dạn lập vườn đồi, vườn rừng và trồng trọt dưới tán rừng, cải thiện môi trường cây xanh trên đồi núi và tăng thêm cảnh quan, thu hút du khách tham quan núi Cấm và nguồn lợi thu vô trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, còn nhiều hộ: Chau Rên, Chau Sóc Danh, Chau Y, Chau Tin… góp phần thúc đẩy phong trào thi đua ở từng phum, sóc.

Hai năm 2013 - 2014, toàn tỉnh có 3.438 nông dân dân tộc thiểu số được xét chọn danh hiệu giỏi cấp tỉnh, chiếm 24% so với tổng số nông dân giỏi vùng đồng bào dân tộc và đạt 242% kế hoạch. Năm 2015 - 2016, các cấp phát động thi đua và xét chọn nông dân giỏi theo chu kỳ 2 năm 1 lần.

NGUYỄN THANH – TRỌNG ÂN

Các tin mới:

13/4/2016
13/4/2016
13/4/2016
13/4/2016
13/4/2016
13/4/2016
13/4/2016
13/4/2016
13/4/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang