• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Về Củ Chi xem nông dân làm giàu

Nguồn tin:  Đại Đoàn Kết, 08/01/2016
Ngày cập nhật: 11/1/2016

Về Củ Chi những ngày giáp Tết, ít ai ngờ rằng từ mảnh đất hoang hóa, bị hủy diệt bởi đạn bom trong chiến tranh, sau hơn 40 năm khôi phục lại đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của TP Hồ Chí Minh.

Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Được ở xã Tân Thông Hội là một trong những điểm sáng vươn lên làm giàu nhờ trồng hoa lan.

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, nếu như trước đây bà con nông dân Củ Chi sản xuất lúa chỉ được 1 vụ/năm, đất cũng hoang hóa, cằn cỗi, năng suất rất thấp thì nay đã trồng được 3 vụ/năm, với 17.000 ha sản xuất nông nghiệp.

Bắt đầu từ năm 2009, xã Tân Thông Hội của huyện Củ Chi đã được chọn là 1 trong 10 xã trên cả nước làm thí điểm xây dựng NTM theo hướng nông nghiệp ven đô, tiếp sau đó đến xã Thái Mỹ và đến nay sau 5 năm xây dựng thì Củ Chi đã có 20/20 xã đạt chuẩn NTM giúp Củ Chi trở thành huyện NTM đầu tiên của thành phố mang tên Bác.

Ngoài trồng lúa, vùng “đất thép” Củ Chi “thay da đổi thịt” với những trang trại bò sữa, trang trại cá, trang trại lan, hoa, cây kiểng... Ngoài ra, người dân Củ Chi cũng đã biết làm giàu bằng nông nghiệp công nghệ cao, trồng hoa, cây kiểng xuất khẩu. Thu nhập của mỗi hộ dân tính đến nay đã lên đến khoảng 40 triệu đồng/người/năm, cao gấp đôi so với thời điểm trước khi xây dựng NTM. Nay Củ Chi không còn hộ đói, tiêu chí hộ nghèo dưới 16 triệu đồng/hộ/năm trên toàn huyện cũng chỉ còn 3,7%.

Đến thăm hộ gia đình của anh Nguyễn Văn Tâm ở Phú Hòa Đông, chúng tôi đã được chứng kiến một điển hình thanh niên vượt khó. Từ nguồn vốn của quỹ thanh niên khởi nghiệp, anh Tâm đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo bằng mô hình vườn ao chuồng khá hiệu quả. Với đàn bò sữa 32 con, cùng đàn heo nái và ao cá, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Nếu bò sữa, rau sạch giúp người dân có cuộc sống ấm no, thì hoa kiểng là mô hình đem lại cuộc sống sung túc cho nhiều hộ nông dân ở Củ Chi. Điển hình như gia đình chị Trần Ngọc Tuyết và anh Nguyễn Văn Nhựt ở ấp 1, xã Hòa Phú. Từ khởi nghiệp ban đầu với 500 gốc lan, vợ chồng chị đã vay thêm 800 triệu đồng vốn đầu tư phát triển diện tích trồng lan lên 4ha, với hơn 100 ngàn gốc, gồm lan giống và lan cắt cành. Nhờ mạnh dạn và niềm đam mê với hoa lan, đến nay gia đình chị Tuyết đã có thu nhập 700 triệu đồng/ha/năm sau khi đã trừ đi các chi phí.

Từ mô hình điểm của chị Tuyết thì đến nay hàng ngàn hộ nông dân ở Củ Chi đã vươn lên thoát nghèo, thậm chí làm giàu từ hoa Lan. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2009 - 2013, chuẩn thu nhập của các hộ nghèo ở Củ Chi đã tăng lên 12 triệu đồng/người/năm và giai đoạn 2014 - 2015 thì chuẩn thu nhập hộ nghèo đã đạt 16 triệu đồng/người/năm. Những kết quả nêu trên đã phản ánh đúng thực tế tinh thần cố gắng vươn lên của người dân Củ Chi, không chịu đầu hàng số phận.

Cùng với các mô hình giúp nhau thoát nghèo, vươn lên có thu nhập khá, HTX heo nái Tiên Phong ban đầu gồm 12 trại heo nái ở Củ Chi liên kết với nhau, với quy mô mỗi trại từ 500 con trở lên. Qua 8 năm liên kết cùng nhau, với định hướng nuôi heo sạch, chất lượng an toàn theo quy trình kỹ thuật mới, đến nay đã trở thành mô hình VietGap của Bộ NN&PTNT, với quy mô lên đến 23.000 con.

Điều đặc biệt là mô hình đã đem lại cơ hội làm giàu cho những hộ nông dân, đồng thời là mô hình để nhiều hộ ở các nơi về học hỏi, thăm quan. Anh Trần Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Tiên Phong cho biết, trong những năm gần đây HTX luôn chủ động đầu ra cho các hộ xã viên bằng các đơn vị thu mua có uy tín của thành phố. Sắp tới đây HTX sẽ tiếp tục mở rộng mô hình để có thêm nhiều bà con nông dân ở Củ Chi vươn lên thoát nghèo.

Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Hoài Phú, nhờ những đổi thay từ xây dựng NTM đã giúp cho giá trị bình quân 1ha đất nông nghiệp của người dân Củ Chi đến nay đã đạt 258 triệu đồng so với 132 triệu đồng/ha/năm trước đây. Không ít hộ trồng lan đã đạt mức thu nhập từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Đáng chú ý, các chương trình giúp nông dân thoát nghèo đã giúp địa phương giải quyết cho trên 54.100 lao động tại chỗ.

Lê Anh

Các tin mới:

11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016
11/1/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang