• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất nông nghiệp: Sức ép ngày càng lớn

Nguồn tin:  Hà Nội Mới, 01/04/2016
Ngày cập nhật: 2/4/2016

Nông nghiệp, nông thôn Hà Nội có vị thế quan trọng đối với Thủ đô và cả nước. Tuy vậy, đầu tư cho lĩnh vực này thời gian qua còn rất thấp, nhiều cơ chế, chính sách phát triển sản xuất chưa đi vào cuộc sống, dẫn tới sức ép với người dân ngày càng cao. Đó là những vấn đề nổi cộm của ngành nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang cần được tháo gỡ.

Chăm sóc rau an toàn tại xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức). Ảnh: Bá Hoạt

Trăm cái khó đổ đầu người nông dân

Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT) Nguyễn Thị Thoa chỉ ra 3 khó khăn lớn đối với lĩnh vực trồng trọt: Thứ nhất, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, trong khi biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt. Thứ hai, chuyển đổi đất trồng lúa đã diễn ra, nhưng chưa mạnh mẽ, chưa đạt yêu cầu. Các huyện đã hoàn thành dồn điền, đổi thửa nhưng số diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn ít. Thứ ba là công tác quản lý còn nhiều bất cập, các mô hình sản xuất vẫn nhỏ lẻ, manh mún. Trên địa bàn thành phố, số hợp tác xã hoạt động hiệu quả chỉ chiếm 20%, còn lại là hoạt động cầm chừng. Đây chính là khó khăn cản trở lớn cho việc đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Cũng theo bà Thoa, khâu giống phục vụ cho trồng trọt của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung còn yếu, đặc biệt là cây rau. Hà Nội có 5.000ha rau an toàn, dẫn đầu cả nước, tuy nhiên giống rau chưa chủ động được mà hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đối với cây hoa là loại cây cho giá trị kinh tế cao nhất, 1ha hoa ly cho giá trị bằng 60ha lúa nhưng hiện có tới 95% giống hoa ly phải nhập từ nước ngoài. "Phải nhập khẩu giống khiến chi phí tăng cao và nông dân không chủ động được sản xuất" - bà Thoa nói.

Trưởng phòng Chăn nuôi Vũ Minh Đức cho biết, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về đàn gia súc với trên 1.000 trang trại chăn nuôi quy mô lớn nhưng người dân vẫn khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ. Việc cấp giấy chứng nhận tiêu chí trang trại theo Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT còn khó khăn do quá nhiều thủ tục, trong khi giấy chứng nhận trang trại là yếu tố quan trọng để người chăn nuôi tiếp cận với chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, theo Luật An toàn thực phẩm, 235.000 hộ gia đình phải ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên đến nay, việc quản lý đến hộ mới làm thí điểm ở huyện Chương Mỹ (với hơn 600 hộ) nên rất khó quản lý việc sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi.

Thời gian qua, thành phố đã quan tâm đầu tư cho sản xuất, nhưng vấn đề đầu ra chưa được quan tâm. Chính sách cho nông nghiệp có rất nhiều nhưng chưa đi vào cuộc sống. Theo Quyết định số 16 của thành phố, việc hỗ trợ sau đầu tư rất khó thực hiện; hỗ trợ cơ giới hóa bằng lãi suất thủ tục rườm rà, không hiệu quả lại chậm được sửa đổi nên người dân tiếp cận rất khó khăn.

Nên dừng khuyến khích sản xuất nông hộ

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Đào Duy Tâm phân tích: Mỗi năm TP Hà Nội đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng cho ngành Nông nghiệp thì có đến 1.200 tỷ đồng là đầu tư cho đê điều, thủy lợi. 400 tỷ đồng còn lại đầu tư cho sản xuất là quá nhỏ, không thấm vào đâu so với khu vực ngoại thành rộng lớn. Đó là sự mất cân đối rất lớn trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội hiện nay. Đơn cử như trong lĩnh vực chăn nuôi, thành phố đã có chương trình chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi xa khu dân cư giai đoạn 2008 - 2015, tuy nhiên do nguồn vốn đặt ra quá lớn, việc đầu tư không đồng bộ nên hiệu quả thấp.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 là tái cơ cấu ngành; rà soát quy hoạch phát triển nông nghiệp, phòng chống lũ; triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao; làm tốt công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản. Đối với xây dựng cơ bản, ngành tập trung triển khai hai công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020 là dự án tiếp nước cải tạo Sông Tích, nạo vét Sông Đáy, kè bờ tả Sông Đuống… Ông Mỹ đề nghị UBND thành phố đôn đốc các sở, ngành liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn về chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp các huyện đẩy nhanh việc chuyển đổi ở cơ sở để nâng cao giá trị đất canh tác và thu nhập cho nông dân.

"Những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp không nên dàn trải, tránh tình trạng "làm xong cái cuối thì hỏng cái đầu". Đặc biệt, không nên đầu tư theo hướng khuyến khích phát triển sản xuất theo hộ gia đình mà theo hướng tập trung hỗ trợ phát triển vùng sản xuất lớn" - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Ngô Đại Ngọc đề nghị.

Khẳng định đang có sự mất cân đối trong đầu tư, cụ thể là chủ yếu tập trung cho hạ tầng đô thị, còn khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư tương xứng với vị thế. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu cho biết, thành phố sẽ nghiên cứu tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn tới. Đồng thời với ngành nông nghiệp cần tập trung tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tiến tới thúc đẩy xúc tiến thương mại, hướng tới xuất khẩu nông sản.

Nguyễn Mai

Các tin mới:

2/4/2016
2/4/2016
2/4/2016
2/4/2016
2/4/2016
2/4/2016
2/4/2016
2/4/2016
2/4/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang