• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thay đổi tập quán canh tác để hội nhập

Nguồn tin:  Báo An Giang, 21/03/2016
Ngày cập nhật: 22/3/2016

Tập quán canh tác lạc hậu chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả sản xuất của nông hộ thấp, đời sống nông dân ngày càng khó khăn, kinh tế nông nghiệp kém phát triển và hội nhập rất khó thành công.

Chạy theo năng suất

Hơn 10 năm nay, gia đình ông Đinh Văn Tuấn (xã Vĩnh Trường, An Phú, An Giang) vẫn không thoát được cái nghèo, dù diện tích sản xuất lúa của gia đình đến 1,5 héc-ta. Ngồi nhìn đám ruộng vừa mới thu hoạch xong, năng suất đạt 7 tấn/héc-ta nhưng ông Tuấn không vui: “Bây giờ, tôi mới nghiệm ra được một điều, cán bộ khuyến nông nói đúng. Để có được năng suất cao, tôi phải sử dụng rất nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng, từ đó chi phí sản xuất đến 4.100 đồng/kg. Thương lái đến ruộng mua 4.900 đồng/kg (có giá) nhưng lợi nhuận cũng chỉ dừng lại 800 đồng/kg. Nếu tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn thì lãi rất kém. Hiệu quả sản xuất cũng không cao vì lấy công làm lời…”. Để có năng suất 7 tấn/héc-ta, vụ đông xuân vừa qua, trên 1 héc-ta đất, ông Tuấn gieo sạ 200kg lúa giống IR50404 và bón phân đạm đến 1,6 tấn/héc-ta. Các loại phân bón khác như lân, kali cũng không ít hơn. Như vậy, chỉ riêng tiền vận chuyển 2,9 tấn phân đạm đến chân ruộng thì chi phí sản xuất của ông cũng đã “đội lên” gấp nhiều lần so với những nông dân áp dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng” hoặc “ 1 phải, 5 giảm”. Chạy theo năng suất, sản lượng, nông dân gieo sạ giống, bón phân, xịt thuốc trừ sâu… nhiều là tập quán canh tác lạc hậu cần được dẹp bỏ. “Ngoài chạy theo năng suất, bà con mình còn mắc phải thói quen, đến vụ sản xuất thì cứ trồng, chứ không biết cuối vụ lúa sẽ bán cho ai? Bán ở đâu? Giá bao nhiêu? Sản xuất không có kế hoạch, không theo nhu cầu của thị trường. Điều này đã dẫn đến một hậu quả khó lường là hàng hóa làm ra năm nào trúng mùa thì rớt giá và ngược lại. Cuối cùng, người làm ra hạt lúa mà không quyết định được giá bán. Chỉ có doanh nghiệp và thương lái là người quyết định giá” – ông Lê Thành Lập, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh thông tin.

Nhiều nông dân vẫn còn thói quen sạ tay, mỗi công sạ từ 15 – 20kg giống

Làm ăn riêng lẻ

Tại hội nghị vận động chuyển đổi mô hình hoạt động HTX theo Luật HTX năm 2012 tại huyện Chợ Mới cuối năm 2015 đã đề cập đến tính chất làm ăn riêng lẻ, tự phát, không kế hoạch, không theo tín hiệu của thị trường… Bí thư Huyện ủy Chợ Mới Nguyễn Thanh Phong đã lên diễn đàn dí dỏm: “Ông trồng lúa, bà trồng dưa. Ông tưới nước, bà đi thưa. Ông xịt sâu, bà cũng không ưa…”. Câu nói khiến chúng ta phải suy nghĩ về tính chất làm ăn cá thể, mang tính tự phát cao nên phát sinh mâu thuẫn trong nông thôn. Theo ông Phong, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thì sản xuất phải theo tín hiệu của thị trường, có kế hoạch và đi lên quy mô lớn, mang tính tập trung. Bởi, hình thức sản xuất của kinh tế nông hộ bây giờ đã có “biểu hiện” cản trở sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp. Không thể làm giàu khi sản xuất chỉ dừng lại cho đủ ăn. Thay vào đó, phải đi lên nền sản xuất lớn và hiện đại, mà đại diện cho hình thức làm ăn này là “Cánh đồng lớn” cho cây lúa, cây bắp non, đậu nành rau… Là người có nhiều năm nghiên cứu mô hình HTX tại các nước phát triển như Nhật Bản, Cannada, Đức, TS. Trần Minh Hải, giảng viên Khoa Kinh tế (Trường đại học An Giang) tâm sự: “Tôi đi Nhật nghiên cứu, học tập mô hình HTX nông nghiệp, tôi thấy suy nghĩ của nông dân (ND) hai nước rất khác nhau. Ở Nhật, tất cả ND đều đi vào con đường làm ăn hợp tác thông qua mô hình HTX. Chính vì vậy, sản xuất ra bán được giá cao, không thừa hàng. Họ áp dụng mô hình “mua chung, bán chung” nên kế hoạch sản xuất không bị “trật lề”. Còn ở Việt Nam, vẫn còn rất nhiều ND không vào HTX. Trong công tác khuyến nông, ND Nhật dựa vào đội ngũ kỹ thuật viên của HTX và địa phương. Phun thuốc gì, bón phân như thế nào đều theo hướng dẫn của đội ngũ này. Họ rất cân nhắc khi sử dụng thuốc BVTV, vì sợ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Còn ND Việt Nam thì đa phần nghe theo những khuyến cáo của các cửa hàng thuốc BVTV. Như vậy, họ sẽ khuyến cáo những loại thuốc được trích hoa hồng cao, chẳng cần biết thuốc đó có gây hại cho sức khỏe con người hay không? Môi trường có bị hủy diệt?

Thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng hệ thống canh tác mang tính hiện đại là việc cần làm của ND hiện nay. Tuy nhiên, để hội nhập thành công, ngoài việc thay đổi tập quán canh tác, Nhà nước cần thể hiện vai trò điều hành sản xuất và thị trường mang tính chất đồng bộ để mang lại hiệu quả cao cho nền nông nghiệp và bảo đảm lợi ích nông dân.

“Với một tỉnh đặc thù là nông nghiệp, muốn hội nhập thành công thì nông dân cần chuyển từ tập quán canh tác lạc hậu sang mạnh dạn áp dụng khoa học- kỹ thuật vào đồng ruộng. Bởi năng suất, nhưng giá thành cao thì lãi ít, làm sao bằng áp dụng khoa học- kỹ thuật để đạt năng suất cao, giá thành thấp, lợi nhuận nhiều, sản phẩm dễ tiêu thụ…” – ông Lê Thành Lập, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, khẳng định.

MINH HIỂN

Các tin mới:

22/3/2016
22/3/2016
22/3/2016
22/3/2016
22/3/2016
22/3/2016
22/3/2016
22/3/2016
22/3/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang