• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Độc đáo máy suốt đậu xanh

Nguồn tin:  Báo An Giang, 03/03/2016
Ngày cập nhật: 4/3/2016

Từ cấu trúc chiếc thùng suốt lúa, ông Tống Thanh Long (ấp An Hòa, xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) thiết kế lại gọn nhẹ hơn, giảm bớt các chi tiết không cần thiết, phục vụ đắc lực cho việc suốt đậu xanh của đồng bào Khmer, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, giảm bớt nhân công lao động và chi phí thời vụ ở vùng cao.

Từ chiếc máy giản tiện

Là người Xà Tón lên Tà Đét lập nghiệp, ông Tống Thanh Long mở xưởng cơ khí, với công việc chuyên hàn tiện. “Máy suốt lúa tui đâu biết, vả lại hồi nào tới giờ hổng có làm. Nhiều bà con Khmer đến ngõ ý, mình cũng ráng tìm hiểu” – ông Long chia sẻ. Cách nay khoảng 5 năm, ông Chau Dân (chợ Tà Đét) đến đặt hàng, rồi chiếc máy này đưa thẳng qua Campuchia để suốt đậu nành, đậu xanh. “Có thuê đất bên đó nhiều lắm, ông Dân qua lại mần ăn, cần máy thu hoạch mới kịp” – ông Long kể.

Đồng bào Khmer Xà Du suốt đậu xanh

Do không phải là sản phẩm chính của xưởng, ông Long cũng không có thời gian đi kiểm tra hoạt động, mà chỉ nghe bà con báo lại hiệu quả của máy. “Hình dạng giống chiếc máy suốt lúa, phần cấu trúc bên trong giản tiện hơn, chỉ có bông trục và tấm lưới bọc” – ông Long mô tả. Đặc biệt, sử dụng quạt lùa để vỏ đậu và bụi bay xuôi theo máy, hạt đậu sạch sẽ rớt xuống và chảy ngược về phía trước đầu máy. Như vậy, khi suốt xong hạt đậu, bà con không cần phải giê lại. Với máy giản tiện này, đồng bào Khmer suốt đậu nhanh chóng, giảm bớt nhân công thời vụ.

Từ chiếc máy đầu tiên, ông Long rút kinh nghiệm, vì là thợ cơ khí nên tinh ý mấy chuyện này. “Nghe vậy, bà con bên Phôm Pi (xã Châu Lăng, Tri Tôn) sang đặt hàng, rồi tới bà con ở Sà Lôn (xã Lương Phi, Tri Tôn) cũng tìm mua. Thấy tin tưởng quá, tui cũng dành chút thời gian, mần máy sớm cho bà con” – ông Long nói. Với bộ khung và thùng suốt (ngang 4,5cm và dài 1m), có 2 bánh xe và sử dụng đầu máy Honda (5,5 ngựa), giá trị tổng cộng chỉ 5,5 triệu đồng/máy. “Về công suất hoạt động, máy có thể suốt được 3 tấn/ngày, tương đương trên 2 héc-ta (nếu năng suất đậu trung bình)” – ông Long cho biết.

Đưa cơ giới thu hoạch

Khoảng 5 năm trở lại đây, cây đậu xanh tiếp tục phát triển mạnh ở các xã: An Hảo, Châu Lăng, Lương Phi… với hàng trăm héc-ta, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi thời vụ và khai thác sản xuất trên nền đất vùng cao, phần lớn diện tích đều do đồng bào Khmer canh tác. Theo bà con cho biết, với phương pháp sản xuất tập quán thì thu hoạch đậu phải hái trái, phơi khô, đập bể trái rồi giê lấy hạt; tốn rất nhiều nhân công và thời gian chờ đợi. Từ khi có máy suốt, không còn tình trạng đập bể trái rồi giê lấy hạt, rút ngắn được thời gian ngày mùa.

Ông Long là người đầu tiên sáng chế máy suốt đậu xanh

Mấy năm đầu, xưởng cơ khí của ông Long làm được 5 – 7 máy, chủ yếu là khu vực lân cận. “Nhiều người nói quá, mình ráng mần cho bà con phục vụ sản xuất. Thật ra, hổng nghĩ chuyện sáng kiến, bản quyền gì hết” – ông cười tươi. Song, qua tìm hiểu thấy một số người có tay nghề cũng bắt chước, rồi tổ chức thành dịch vụ suốt đậu xanh mướn, với giá 10.000 đồng/thúng (khoảng 10kg). Vậy là, không khí thu hoạch nhộn nhịp, đa số đều ứng dụng máy suốt, ngày mùa đậu xanh trở nên vui hơn so với trước. “Thấy có máy suốt đậu xanh, bà con mần ăn mau lẹ hơn, mình cũng vui lây” – ông Long phấn khởi.

Vụ đông xuân năm nay, dạo quanh cánh đồng Thổ Phi, Sà Lôn, Bằng Rò, Rò Leng, Latina, Xà Du… thấy bà con hái đậu xanh, rồi phơi và suốt lấy hạt. Hỏi thăm, ai cũng nói máy suốt thì có nhiều người làm, nhưng sáng chế đầu tiên là ông Tống Thanh Long (ấp An Hòa, xã An Hảo), một người Kinh nhiệt tình giúp đồng bào Khmer sản xuất. “Mình mần bán, lấy lại chi phí thôi, cái chính là hỗ trợ bà con sản xuất thuận tiện. Mần ăn được, bà con còn nhớ tới tên mình là vui rồi” – ông Long tự hào. Chiếc máy suốt của ông Long đã góp phần cơ giới hóa vào khâu thu hoạch.

“Đối với người đồng bằng, máy suốt trở nên bình thường. Nhưng, còn ở vùng cao này, chiếc máy thật có ý nghĩa đối với đồng bào Khmer. Bởi, có máy móc sẽ là cơ giới hóa sản xuất, thay đổi tập quán canh tác truyền thống” – ông Tống Thanh Long chia sẻ.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

4/3/2016
4/3/2016
4/3/2016
4/3/2016
4/3/2016
4/3/2016
4/3/2016
4/3/2016
4/3/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang