• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông nghiệp "tính" chuyện hội nhập

Nguồn tin:  Báo Đồng Nai, 07/01/2016
Ngày cập nhật: 8/1/2016

Ngày 5-1, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị trực tuyến về phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020. Việt Nam đang bước vào hội nhập sâu, nông nghiệp được cho là ngành bị cạnh tranh gay gắt nhất. Nhiều ý kiến cho rằng để nông nghiệp đủ sức cạnh tranh phải sản xuất lớn và tuân theo những yêu cầu từ phía thị trường trong nước lẫn ngoài nước.

Nuôi heo theo hình thức tập trung trang trại tại Long Thành.

Theo Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 3,13%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (2,6 - 3%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng 9%/năm. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 19,5 tỷ USD thì năm 2015 đạt 30,14 tỷ USD. Nông, lâm, thủy sản là ngành xuất siêu với khoảng 10 tỷ USD/năm.

* Nâng sức cạnh tranh

Vấn đề mà nhiều tỉnh, thành trong cả nước quan tâm đề xuất Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn và Chính phủ là nâng sức cạnh tranh cho nông nghiệp trong nước. Cụ thể, sản phẩm nông nghiệp giữ được thị trường trong nước, mở rộng và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng phân tích: “Năm 2015, nhiều loại nông sản xuất khẩu sụt giảm mạnh về giá gây khó khăn rất lớn cho nông dân. Ngoài ra, nông dân còn chịu thêm nỗi lo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một số vật tư đầu vào khác kém chất lượng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, Chính phủ, ngành nông nghiệp cần có chính sách hỗ trợ nâng cao giá xuất khẩu tăng thu nhập cho người dân”.

Đồng quan điểm này, lãnh đạo nhiều tỉnh cũng nhận xét Việt Nam có 10 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, song phần lớn giá xuất khẩu các mặt hàng thấp hơn nhiều so với hàng hóa cùng loại của các nước. Vấn đề đặt ra là Chính phủ phải có những chính sách ưu đãi tốt để thu hút các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp tạo chuỗi gắn kết với nông dân, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng cao để giá xuất khẩu nâng lên ngang bằng các nước.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết: “Ngành nông nghiệp đang tiến hành tái cơ cấu tăng sức cạnh tranh. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp chính là tạo các chuỗi liên kết khép kín lớn trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang hơn 50 nước mà Việt Nam đã có ký kết và đàm phán xong các hiệp định thương mại tự do để hưởng các ưu đãi”.

* Rà soát lại chính sách nông nghiệp

Các tỉnh, thành đang kiến nghị Chính phủ sớm xây dựng và ban hành các rào cản về kỹ thuật để bảo vệ nông nghiệp trong nước. Khi hội nhập sâu, hầu hết các nước đều đã đặt ra hàng rào kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm như một cách hạn chế hàng hóa nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước. Điều đáng lo là đến nay phía Việt Nam gần như chưa xây dựng được hàng rào kỹ thuật nên nông sản từ nước ngoài sẽ tiếp tục tràn vào trong nước với số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền nông nghiệp.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà nói: “Chính phủ cần sớm ban hành các rào cản về kỹ thuật để bảo vệ nông sản, thủy sản trong nước. Chẳng có lý do gì khi các các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các nước phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi cùng mặt hàng trên xuất vào Việt Nam không phải chịu một rào cản nào”.

Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: “Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn và các bộ liên quan phải phối hợp sớm đưa ra các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Chuẩn bị tốt khi tham gia vào hội nhập sâu, Việt Nam sẽ nắm bắt được nhiều lợi thế và kịp thời tháo gỡ các khó khăn”.

Chăn nuôi gà tập trung tại trang trại ông Nguyễn Thanh Sơn xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất).

Cũng theo Thủ tướng, khi hội nhập, ngành nông nghiệp chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất. Vì thế các tỉnh, thành, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn phải rà soát lại tất cả các chính sách từ luật đến thông tư, nghị định của từng ngành chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, xem những điểm nào đã lạc hậu, cần bổ sung để trình Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.

Để tạo ra cơ chế thoáng, nhiều ưu đãi thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp. Các tỉnh, thành chú ý nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hiệu quả, ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng. Đồng thời, kiểm tra xử lý thật nghiêm các trường hợp sản xuất - kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả, phân bón kém chất lượng và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

“Đồng Nai đã có văn bản đề nghị Chính phủ tăng mức xử phạt với những cơ sở có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, xử lý hình sự mới đủ sức răn đe và dẹp tình trạng dùng chất cấm trong chăn nuôi” - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Phan Minh Báu cho biết. Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nếu không diệt tận gốc sẽ giết chết ngành chăn nuôi của Đồng Nai.

Năm 2015, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh đạt trên 28.400 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2014, cao hơn bình quân chung cả nước gần 1%. Đồng Nai hiện là tỉnh có chăn nuôi tập trung lớn nhất cả nước với tổng đàn heo gần 1,7 triệu con. Toàn tỉnh có 88 xã hoàn thành nông thôn mới, trong đó 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản của tỉnh hơn 1 tỷ USD, chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai.

Hương Giang

Các tin mới:

8/1/2016
8/1/2016
8/1/2016
8/1/2016
8/1/2016
8/1/2016
8/1/2016
8/1/2016
8/1/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang