• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghiên cứu thành công quy trình sản xuất sữa gạo

Nguồn tin:  Báo An Giang, 02/03/2016
Ngày cập nhật: 3/3/2016

Tiến sĩ Hồ Thanh Bình và thạc sĩ Cao Thị Luyến, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học An Giang vừa nghiên cứu thành công quy trình sản xuất sữa gạo, mở ra hướng đi mới và nâng cao giá trị thương phẩm cho hạt gạo-một trong hai sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Đề tài nghiên cứu góp phần đa dạng hóa, nâng cao giá trị hạt gạo

Theo thạc sĩ Luyến: Gạo là loại nông sản chính và phổ biến ở Việt Nam. Hàm lượng glucid trong gạo chiếm khoảng 80% trọng lượng hạt, chủ yếu dưới dạng tinh bột, nên gạo được xem là loại lương thực cung cấp năng lượng chính cho con người, đặc biệt đối với người dân Châu Á. Các sản phẩm chế biến từ gạo hiện nay chủ yếu dưới dạng bánh, như: Cốm gạo, các loại bánh được chế biến từ tinh bột gạo. Sản phẩm nước uống từ gạo còn rất mới và chưa được phổ biến trên thị trường. Việc nghiên cứu, chế biến sản phẩm sữa gạo là một trong những giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương phẩm cho hạt gạo, từ đó nâng cao thu nhập quốc gia cho ngành lương thực và nông dân. Mặt khác, việc chế biến sản phẩm nước uống từ gạo góp phần đa dạng hóa sản phẩm nước uống trên thị trường, tạo ra sản phẩm dinh dưỡng, có nguồn gốc tự nhiên, có thể phục vụ nhu cầu giải khát của người tiêu dùng, đặc biệt là những người dị ứng với sữa động vật.

Để tìm ra các thông số tối ưu trên quy trình sản xuất sữa gạo, tiến sĩ Bình và thạc sĩ Luyến đã tiến hành nghiên cứu và đã thu được kết quả quan trọng. Đã khảo sát ảnh hưởng của loại nguyên liệu gạo sử dụng đến hiệu suất thủy phân và giá trị cảm quan của sản phẩm. Nội dung nghiên cứu nhằm xác định loại nguyên liệu gạo thích hợp cho việc sản xuất nước uống. Thí nghiệm được tiến hành với 4 loại nguyên liệu gạo phổ biến tại An Giang là: Tấm IR50404, gạo IR50404, tấm Jasmine và tấm OM6976. Kết quả cho thấy, tấm OM6976 là loại nguyên liệu thích hợp cho sản xuất sữa gạo, bởi có giá thành thấp và cho hiệu suất thu hồi sản phẩm cao, đồng thời sản phẩm sau khi thủy phân có màu sắc đẹp. Qua khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme á – amylase và thời gian dịch hóa đến hiệu suất thủy phân và tính chất cảm quan của sản phẩm. Quá trình dịch hóa được thực hiện với enzyme á – amylase (nồng độ từ 0,5% đến 2%) trong thời gian khảo sát từ 15 phút đến 75 phút. Kết quả cho thấy, sử dụng enzyme á – amylase với nồng độ 1% so với khối lượng dịch cháo và thời gian thủy phân thích hợp là 30 phút, sẽ cho hiệu suất thu hồi sản phẩm cao. Enzyme glucoamylase được sử dụng với các tỷ lệ 0,5%; 1%; 1,5% và 2% trong quá trình đường hóa. Xác định hàm lượng đường khử sinh ra theo thời gian thủy phân cho thấy, hàm lượng đường khử sinh ra nhiều và hiệu suất thủy phân cao khi sử dụng enzyme glucoamylase, với tỷ lệ 1,5% sau thời gian thủy phân 30 phút.

Thạc sĩ Luyến cho biết: “Dịch lọc sau quá trình thủy phân được phối chế với nước đến độ Brix từ 110Bx đến 150Bx. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản phẩm có 130Bx có vị ngọt vừa phải, hài hòa. Để cải thiện mùi của sản phẩm, hương dâu được bổ sung với tỷ lệ từ 0,25% - 1,25% và hương vani được bổ sung từ 0,75 - 1,75% so với dịch lọc. Kết quả cảm quan cho thấy, khi bổ sung hương dâu với tỷ lệ 0,75% và hương vani với tỷ lệ 1,25% sẽ cho sản phẩm có mùi thơm hài hòa, dễ chịu. Sau khi phối chế, sản phẩm được tiệt trùng ở nhiệt độ 1100C và 1210C trong thời gian 20 phút, 25 phút, 30 phút và 35 phút. Kết quả khảo sát thu được cho thấy, tiệt trùng sản phẩm ở nhiệt độ 1100C trong thời gian 20 phút sẽ cho sản phẩm vừa an toàn về mặt vi sinh, vừa có tính chất cảm quan cao. Sau thời gian tồn trữ 12 tuần, sản phẩm vẫn an toàn về mặt vi sinh, hàm lượng đường khử của sản phẩm không thay đổi”.

Đề tài đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ gạo, tăng nguồn tiêu thụ sản phẩm gạo và nâng cao giá trị kinh tế cho gạo. Đồng thời, tạo ra sản phẩm sữa từ gạo, cung cấp thêm nguồn thức uống cho đối tượng tiêu dùng dị ứng với thành phần lactose của sữa. Đặc biệt, đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát từ gạo có thể được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất. Kết quả nghiên cứu có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học.

HẠNH CHÂU

Các tin mới:

3/3/2016
3/3/2016
3/3/2016
3/3/2016
3/3/2016
3/3/2016
3/3/2016
3/3/2016
3/3/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang