• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lợi nhuận cao từ trồng kiểng bonsai

Nguồn tin: Báo Long An, 13/12/2022
Ngày cập nhật: 16/12/2022

Với niềm đam mê, anh Nguyễn Văn Đại (SN 1973, ngụ ấp 5, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) quyết tâm theo đuổi nghề trồng kiểng bonsai. Qua đó, giúp anh có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện kinh tế gia đình.

Với anh Nguyễn Văn Đại (bên trái), vườn kiểng là niềm đam mê, sáng tạo và tình yêu thiên nhiên mà anh gửi vào đó

Anh Đại chia sẻ, trước đây, anh làm nhiều nghề như thầu xây dựng, chạy xe tải bỏ mối nông sản nhưng trong anh luôn có niềm đam mê với cây cảnh, đặc biệt là bonsai. Công việc lái xe đang ổn định, bỗng sau một đêm suy nghĩ, anh bỏ ngang để đầu tư trồng kiểng.

“Trước đây, tôi chỉ trồng vài cây trước nhà, rảnh thì chăm sóc, cắt tỉa giải trí. Thấy lợi nhuận cao nên tôi quyết định theo nghề trồng mai thương mại. Thời điểm đó, thanh long giá rất cao 50.000-60.000 đồng/kg, nhiều người nói tôi “điên” vì dồn vốn vào bonsai. Sở dĩ tôi chọn trồng kiểng bonsai bởi vì nó ít rủi ro. Nếu cây năm nay không bán được thì năm sau bán tiếp. Cây càng để lâu càng có giá trị" - anh Đại chia sẻ.

Sau hơn 8 năm làm nghề, vườn nhà anh Đại có trên 3.000 cây kiểng bonsai các loại. Với diện tích 2ha, anh trồng chủ yếu là bông giấy Mỹ, mai nu, mai chiếu thủy, linh sam,... Theo anh Đại, một cây bonsai đẹp không đơn giản cắt tỉa là nó ra dáng mà phải trải qua quá trình dài, có những cây phải cắt gần như hết cành, chỉ chừa lại một khúc, chờ mầm mới rồi lại nuôi tiếp. Để có cây kiểng đẹp phải trải qua 4-5 lần cắt, tương đương khoảng 3-4 năm là ít. Có những cây kiểng già, đẹp thì mất thời gian nhiều hơn, phải chọn cành, uốn hướng nào cho đẹp.

Anh Đại thổ lộ: “Ban đầu khởi nghiệp, tôi gặp nhiều khó khăn. Tôi cố gắng tham gia các lớp tập huấn, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, mạng xã hội về kỹ thuật trồng và uốn bonsai. Năm 2022, tôi thu mua và cung cấp cho thị trường trên 10.000 cây linh sam”. Trung bình mỗi phôi cây, anh Đại bán với giá từ 7.000-15.000 đồng. Những cây bonsai thành phẩm, anh bán từ 200.000 đồng đến hàng chục triệu đồng, tùy theo từng cây. Thị trường tiêu thụ kiểng bonsai của anh là những khách hàng đến từ tỉnh Bến Tre, TP.HCM, người dân địa phương và trên mạng xã hội. Anh Đại còn thu mua cây con để nhân giống và tạo kiểu dáng sau đó bán lại. Trung bình mỗi năm, anh Đại thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

Hiện tại, anh Nguyễn Văn Đại là Hội trưởng Hội Sở thích trồng cây kiểng do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Hiệp Thạnh thành lập có 8 thành viên. Anh chia sẻ nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và tìm đầu ra cho các thành viên, giúp nhau phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương./.

Trà Long

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang