• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mai nở sớm, người trồng ‘đứng ngồi không yên’

Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 16/12/2022
Ngày cập nhật: 19/12/2022

Ở thời điểm này có khoảng 40-50% cây mai tại các nhà vườn bung hoa nở. Hiện tượng này khiến không ít người trồng “đứng ngồi không yên”, bởi sẽ không thể xử lý kịp cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Vườn mai của gia đình ông Huỳnh Ngọc Hải (TT.Long Hải, huyện Long Điền) đã bung hoa nở dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2023.

Thời tiết thất thường

Ông Sơn Thạch, KP.Hải Bình, TT.Long Hải, huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), người trồng và chơi mai có tiếng của tỉnh cho biết, trong 300 gốc mai khủng mấy chục năm tuổi của gia đình ông, năm nay có 50% số cây nở hoa sớm và khô nụ. Theo ông Thạch, sở dĩ có tình trạng này do thời tiết thất thường, mùa mưa kéo dài và kết thúc muộn. Thời điểm mai đang làm nụ lại gặp phải nắng to khiến mai bung hoa, nở sớm. Bên cạnh đó, hiện tượng sương muối về đêm khiến một số mai bị khô nụ.

Cùng cảnh tương tự, vườn mai của ông Huỳnh Ngọc Hải, KP.Hải Hòa, TT.Long Hải, huyện Long Điền có 50% số cây đã bung hoa, nở sớm. Hơn 20 năm trồng mai chưa năm nào ông thấy thời tiết mưa nhiều, lượng mưa lớn và kéo dài như năm nay. Đến giữa tháng 11 Âm lịch vẫn có nhiều trận mưa lớn khiến vườn mai của gia đình ông chưa đến ngày lặt lá đã bung hoa nở. Không những vậy, đêm lại có sương muối nên nhiều cây đang có nụ chuẩn bị cho Tết thì lại bị khô hàng loạt. Hiện ông chưa thể biết vườn mai của gia đình có xử lý ra bông lại để kịp tết hay không. Nhưng với hơn 20 năm kinh nghiệm làm mai, ông không còn hy vọng ở vụ Tết năm nay đối với số mai đã nở hoa.

“Bây giờ xử lý lại cũng không thể kịp để bán dịp Tết nữa. Điều này đồng nghĩa với việc vụ Tết sẽ không đạt được số lượng mai như dự tính. Tuy nhiên, đối với nhưng với số cây mai đã nở, tôi vẫn phải tiến hành tuốt lá theo đúng thời gian, nếu không năm sau sẽ tiếp tục tái diễn việc nở hoa sớm”, ông Hải nói.

Theo chia sẻ của người trồng mai, thông thường đến khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 Âm lịch, họ sẽ bắt đầu tỉa lá để kích hoa nở đúng dịp Tết, nhưng do thời gian qua có mưa lớn, khi trời nắng thì nền nhiệt cao kéo dài trong nhiều ngày, mai chưa tới thời kì lặt lá, nhưng đã bắt đầu nở. Với tình trạng hoa nở sớm có thể dẫn đến việc thất thu trong năm nay. Thêm vào đó, người trồng mai phải bỏ một khoản chi phí lớn thuê nhân công lặt lá và tiếp tục chăm sóc đợi sang năm.

Sức mua tại vườn mai của ông Sơn Thạch (TT.Long Hải, huyện Long Điền) giảm mạnh so với thời điểm năm ngoái.

Vắng khách ghé thăm

Theo ông Huỳnh Ngọc Hải, dù đã thời điểm cận Tết, song hiện vườn mai của gia đình ông cũng chỉ có 1-2 người đến hỏi thăm. Song, ông không dám nhận lời vì tình hình mai quá tệ. Năm ngoái vườn mai của ông do ảnh hưởng của dịch COVID-19 không được bón phân, phun thuốc đúng thời điểm nên hầu như không có hoa, bị lỗ gần 100 triệu đồng. Năm nay do phân, thuốc tăng cao, ông đã tiêu tốn 150 triệu đồng vào vườn mai, thế nhưng mai lại nở sớm, khô nụ khiến ông lo lắng thêm một vụ thất thu.

Trong khi đó, tại vườn mai, bon sai cây cảnh Sơn Thạch, ngoài lượng khách hàng gửi cây chăm sóc tại vườn, cơ sở này vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng mới nào cho năm nay. Trong khi đó, nếu như năm ngoái ở thời điểm nay, khách đã tới đặt thuê khoảng 40% gốc mai trong vườn. “Năm nay là kinh tế đầy khó khăn, dự báo lượng khách tới đặt mai sẽ ít hơn mọi năm. Phân, thuốc, công tăng cao, mai lại nở sớm, nụ bị khô hàng loạt khiến chúng tôi rất lo lắng. Hiện tôi đã đầu tư vào vườn gần 200 triệu đồng, nếu mai không đẹp coi như tôi thua lỗ nặng”, ông Sơn Thạch, chủ cơ sở cho hay.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, dù đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho người trồng trong việc chăm sóc mai vụ Tết. Tuy nhiên, năm nay diễn biến thời tiết thất thường làm cho nhiều diện tích mai nở sớm, kết nụ già khiến nhiều người hộ trồng mai không khỏi lo lắng. Trong khi đó chi phí phân, thuốc, công chăm sóc lại ngày càng tăng cao khiến nông dân gặp nhiều khó khăn.

Bài, ảnh: HỒNG PHÚC

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang