• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đừng để thủy sản gặp khó trên ‘sân nhà’

Nguồn tin: Báo Công Thương, 2/10/2018
Ngày cập nhật: 3/10/2018

Đưa hàng vào siêu thị luôn là một trong những kênh kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp (DN), nhất là với DN thủy sản.

Thế nhưng, thời gian qua, việc tiếp cận thị trường nội địa thông qua hệ thống siêu thị của nhiều DN thủy sản lại không mấy dễ dàng như phải trả chi phí cao cho quầy kệ, tăng chiết khấu, tham gia sâu vào các chương trình khuyến mãi.

Và gần đây nhất là việc các quy định về tiêu chuẩn chất lượng được đưa ra một cách khắt khe, thậm chí cao hơn quy định nhập khẩu của những thị trường lớn như EU. Theo kiến nghị vừa được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi tới Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính Mai Tiến Dũng, VASEP cho rằng, đang có những bất cập trong quy định về các mức giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MRPL) của các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản phẩm thực phẩm.

Cụ thể, Việt Nam mới chỉ ban hành mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng nhưng chưa ban hành quy định về mức MRPL đối với các chỉ tiêu cấm sử dụng. Điều này dẫn đến việc siêu thị không chấp nhận các lô hàng thực phẩm có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm, mặc dù dư lượng này rất thấp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Dẫn Quyết định số 2005/34/EC ngày 11/1/2005 của Ủy ban châu Âu (EC) rằng, khi kết quả phân tích của lô hàng thấp hơn mức MRPL thì vẫn được phép nhập khẩu vào EU để làm thực phẩm, VASEP bày tỏ quan điểm, các quy định tiêu chuẩn không rõ ràng đã khiến một số lô hàng của DN thủy sản tuy đạt chuẩn theo quy định của EU nhưng không đạt theo quy định của Việt Nam, gây khó khăn cho DN trong đẩy mạnh tiêu thụ nội địa.

Điều đáng nói là bất cập nêu trên đã được VASEP phản ánh và kiến nghị hơn 1 năm qua bằng nhiều văn bản gửi tới các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, nhưng đến thời điểm này tiêu chuẩn "vượt" châu Âu của Việt Nam vẫn chưa được tháo gỡ.

Là ngành hàng có vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu với kim ngạch hàng năm ở mức trên 8 tỷ USD, có mặt ở hàng trăm thị trường trên thế giới, tuy nhiên khi quay về thị trường nội địa, thủy sản Việt Nam lại gặp không ít trở ngại bởi những tiêu chuẩn gây khó. Tháo bỏ nút thắt cũng là việc cần được làm ngay để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho DN, theo đúng tinh thần mục tiêu Chính phủ kiến tạo.

Duy Mạnh

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang