• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chi phí đầu vào tăng không đỉnh, doanh nghiệp thủy sản kinh doanh nội địa gặp khó

Nguồn tin: VASEP, 05/04/2018
Ngày cập nhật: 8/4/2018

Trong khi các DN thủy sản Việt Nam xuất khẩu đang gặp nhiều sóng gió trên thị trường quốc tế thì DN kinh doanh thị trường nội địa cũng đang loay hoay, xoay sở với bài toán “làm không lãi” do mọi chi phí mọi chi phí đầu vào như điện, nước, lương tối thiểu, nguyên liệu… của DN đều tăng.

Đây là phản ánh cho nhiều DN trong Câu lạc bộ hàng Nội địa VASEP tại cuộc họp vừa tổ chức cuối tháng 3/2018 tại Tp.HCM.

Một số DN kinh doanh hàng hải sản cho biết, mùa tết vừa qua, doanh số của công ty đạt ở mức thấp so với mọi năm cho dù doanh thu không giảm nhưng hiệu quả không thấy vì chi phí tăng cao. Do đó, năm 2018, công ty này khó có thể phát triển sản phẩm mới khi giá nguyên liệu cũng tăng.

Lại nói đến giá nguyên liệu tăng, các DN kinh doanh các sản phẩm cá tra cho biết, nếu giữa năm 2017, giá cá tra nguyên liệu dao động từ 24.000 - 25.000 đồng/kg thì tới cuối năm giá cá đã tăng 25% lên 29.000 - 30.000 đồng/kg. Không dừng ở mức đó, giá cá đầu vào tiếp tục tăng lên mức 32.000 - 32.500 đồng/kg vào cuối tháng 3/2018. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, giá cá đã tăng gần 35%. Trong khi đó, giá nguyên liệu tăng, thậm chí khan hiếm để thương lượng tăng giá bán với các kênh phân phối không hề đơn giản.

Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản cũng đang phải “gồng gánh” nhiều khoản chi phí tài chính đầu vào tăng cao từ tỷ giá, lãi suất, giá điện, giá nước, chi phí logistics, cước vận tải... cho đến cả đề xuất về tăng tiền lương tối thiểu vùng theo năm.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê vào cuối năm 2017 thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,21% so với tháng 11 và tăng 2,6% so với tháng 12 năm ngoái. Như vậy, CPI bình quân cả năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016.

Thêm nữa, mức lương tối thiểu được đề xuất tăng hàng năm liên tục và ở mức cao (năm 2018 tăng 6,5% so với 2017) khiến chi phí sản xuất tăng, đặc biệt đối với các DN sử dụng nhiều lao động như ngành thủy sản thì chi phí lương chiếm trên 70% giá gia công sản phẩm.

Nhiều DN cung cấp hàng thủy hải sản cho thị trường nội cho rằng, chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Nhưng với tình hình như hiện nay khi mọi chi phí đầu vào đều tăng một cách “toàn diện” trong khi giá nhập từ các kênh phân phối siêu thị “đứng giá” trong không ít tháng nay thì DN hầu như làm ăn không hiệu quả. Đó là chưa kể tới việc một số DN muốn “giữ chân” tại các siêu thị thì buộc phải coi việc tăng chiết khấu là một lẽ tự nhiên!.

Tạ Hà

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang