• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thách thức xuất khẩu thủy sản

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 6/4/2018
Ngày cập nhật: 7/4/2018

Ngày 5-4, tại hội nghị “Bàn giải pháp khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản khai thác” do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại TP Nha Trang, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) khiến họ tổn thất nặng nề và ảnh hưởng nhiều đến ngư dân.

Ngư dân Khánh Hòa khai thác cá ngừ đại dương xuất khẩu

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) cho biết: “Mỗi năm công ty chúng tôi xuất khẩu khoảng 60 triệu USD cá ngừ đại dương đi các nước, chiếm 75% sản lượng cá ngừ xuất khẩu, trong đó thị trường EU chiếm 70%. Sau sự cố Việt Nam bị rút thẻ vàng, doanh nghiệp thiệt hại nặng về mọi mặt”.

Về những tồn tại của thủy sản Việt Nam, ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm - thủy sản cho biết, năm 2017, có 50 lô hàng thủy sản khai thác xuất khẩu của nước ta bị các thị trường cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Các thị trường cảnh báo là EU (35 lô), Nhật Bản (4 lô) và Liên minh kinh tế Châu Âu (11 lô). Nguyên nhân các lô hàng này bị cảnh báo do nhiễm kim loại nặng như thủy ngân, cadmium vượt mức giới hạn tối đa cho phép. Còn theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), ngày 23-10-2017, thủy sản khai thác của Việt Nam bị Tổng vụ Sức khỏe và an toàn thực phẩm DG-MARE (Liên minh châu Âu) rút “thẻ vàng”, làm ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu. Nghiêm trọng hơn, nếu bị chuyển sang “thẻ đỏ” sẽ bị cấm xuất khẩu hải sản sang thị trường EU (với kim ngạch 400 triệu - 450 triệu USD/năm). Đó là chưa kể, chương trình giám sát thủy sản xuất khẩu (Simp) của Mỹ áp dụng cho 13 loài thủy sản của nước ta cũng được triển khai. Đặc biệt năm 2019, chương trình này sẽ áp dụng cho tôm. Từ đây, con tôm - mặt hàng mũi nhọn của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ chịu nhiều thách thức, rủi ro.

Theo ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ngành thủy sản Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong việc gỡ “thẻ vàng” của EC và được EC ghi nhận. “EU đánh giá rất cao nỗ lực của chúng ta khi trong một thời gian ngắn đã hoàn thiện được thể chế từ Luật Thủy sản đến các quy định hướng dẫn, đặc biệt là công tác tuyên truyền rất tốt. Tháng 5 tới sẽ có một đoàn cấp cao của EU đến Việt Nam đánh giá thực địa. Chúng ta phải thực thi những giải pháp đã đưa ra và thực hiện đầy đủ 9 khuyến cáo của EC. Đặc biệt phải thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc và chống đánh bắt bất hợp pháp”, ông Tám thông tin thêm.

VĂN NGỌC

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang