• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cảnh báo bệnh liên cầu lợn dịp Tết và lễ hội

Nguồn tin: Báo Chính Phủ, 06/01/2017
Ngày cập nhật: 7/1/2017

Thời điểm cuối năm, số ca mắc và tử vong do bệnh liên cầu khuẩn thường tăng mạnh so với ngày thường, vì đây là mùa cưới, mùa lễ hội, Tết nên nhu cầu tiêu dùng thịt tăng cao.

Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn được điều trị tại BV bệnh nhiệt đới Trung ương

Bệnh viện (BV) bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân N.H.T. (nam giới, 35 tuổi, được chuyển từ BV tỉnh Lai Châu xuống) trong tình trạng nhiễm khuẩn liên cầu lợn rất nặng.

Theo người nhà bệnh nhân, cách đây hơn một tuần, anh T. mua một con lợn của người dân trong bản để liên hoan. Anh T. trực tiếp giết mổ và chế biến, làm tiết canh mời khoảng 20 người ăn.

Sau khi ăn 5 ngày, anh T. bị sốt cao, mệt lả, trên da xuất hiện các ban hoại tử. Bệnh nhân được đưa vào BVĐK tỉnh Lai Châu trong tình trạng có sốc, được xử trí cấp cứu và được chuyển xuống BV bệnh nhiệt đới Trung ương.

BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, BV bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại khoa trong tình trạng có ban hoại tử khắp toàn thân, tập trung ở mặt, chân tay, có tình trạng tắc mạch hoại tử đầu ngón chân ngón tay, rối loạn đông máu nặng…

Anh T. chỉ là một trong hàng trăm bệnh nhân ở khắp các địa phương bị nhiễm liên cầu lợn phải nhập BV bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nặng, đặc biệt là thời điểm cuối năm khi mùa cưới, Tết, lễ hội kéo dài, nhu cầu tiêu thụ thịt tăng cao, nhất là ăn tiết canh, nem chạo…

Cùng thời điểm này năm ngoái, BV bệnh nhiệt đới Trung ương cũng từng tiếp nhận 2 bệnh nhân ở Hà Nội được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn, bị nhiễm trùng huyết nặng do ăn tiết canh lợn.

Liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu từ lợn. Người bị bệnh có biểu hiện đa dạng, nhưng hay gặp nhất là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn. Bệnh thường để lại biến chứng nặng và có thể tiến triển nhanh thành suy đa tạng dẫn đến tử vong.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời gian vừa qua, nước ta liên tục ghi nhận các trường hợp mắc liên cầu lợn ở người có liên quan đến ăn các sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín như: Tiết canh, thịt và nội tạng của lợn chưa được nấu chín. Vì vậy, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín, không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề…

Người bệnh khi có các biểu hiện như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không bảo đảm vệ sinh,… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Thúy Hà

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang