• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thực phẩm bẩn, lo từ đồng ra biển

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 07/05/2016
Ngày cập nhật: 9/5/2016

Chưa hết nóng với chuyện sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đến măng luộc, dưa cải muối nhiễm chất vàng ô, một chất cấm sử dụng nhuộm thực phẩm vì gây ung thư, những ngày qua người dân một số tỉnh Bắc miền Trung, trong đó có Quảng Trị lại bất an vì cá biển chết bất thường dạt vào bờ.

Hạn chế ăn các loại thịt vì sợ thức ăn công nghiệp, chất cấm trong chăn nuôi, nhiều người tiêu dùng xem cá biển là “cứu cánh” vì đó là sản phẩm tự nhiên. Nhưng rồi hiện tượng cá biển chết trôi dạt vào bờ bất thường khiến nửa tháng qua người dân trong tỉnh không dám “đụng” đến các sản phẩm từ biển và tình trạng này chưa biết còn kéo dài đến bao giờ. Không chỉ ngư dân điêu đứng vì không sản xuất được mà người tiêu dùng cũng đứng ngồi không yên vì không biết mua gì, ăn gì? Sau việc tự trồng một đám rau, nuôi vài ba con gà đẻ trứng cho con dùng hàng ngày, người bạn sống ở một phường ven đô của tôi đang có ý định tận dụng khoảng đất hương hỏa của gia đình để đào thành hồ nuôi cá, nuôi vịt. Tuy diện tích không lớn nhưng cũng đủ để cung ứng những thực phẩm sạch cho bữa ăn gia đình. Câu chuyện của bạn trở thành tâm điểm của buổi cà phê cuối tuần bởi đó là niềm ước ao của nhiều người trong tình cảnh thực phẩm “bẩn” bủa vây người tiêu dùng như hiện nay. Nhưng cũng có người bàn rằng, đất thành phố chứ có phải đất quê đâu, giá trị kinh tế đám đất này không hề nhỏ, bạn vẫn cương quyết: Sức khỏe gia đình thì không gì có thể so sánh được. Có lẽ vấn đề thực phẩm “bẩn” chưa bao giờ trở nên bức xúc như thế này. Bây giờ thì không chỉ người dân quê mới sản xuất tự cung, tự cấp mà người thành phố cũng tận dụng mọi khoảng không gian để có thể tự làm, tự trồng dù chỉ một đám rau nho nhỏ cho gia đình ở vỉa hè, sân thượng, bồn hoa, chậu cây cảnh hay thùng xốp…

Săn đồ quê, sản xuất tự cung tự cấp chỉ là giải pháp đối phó trong tình huống người dân không có thực phẩm sạch để tiêu thụ, họ phải tự biến mình thành người tiêu dùng thông minh. Tuy nhiên, mối quan tâm đó không được đảm bảo bởi các cơ quan quản lý nhà nước, nên người tiêu dùng buộc phải cứu chính mình bằng cách tự tìm những nguồn thực phẩm có thể tin cậy nhất. Thói quen cố hữu của người dân vẫn là sản xuất, kinh doanh theo quy mô nhỏ lẻ, chỉ thấy lợi ích trước mắt. Nếu cung cấp lượng hàng hóa nhỏ thì chất lượng đảm bảo, nhưng khi có nhu cầu tăng về số lượng lớn thì lại lấy hàng không đảm chất lượng trộn vào, làm ăn chạy theo lợi nhuận, không đảm bảo uy tín. Cũng vì vậy mới có chuyện nhiều bà nội trợ giờ đây không dám lựa chọn thực phẩm ở những sạp hàng lớn mà tìm đến những bà bưng thúng, bán mẹt, hoặc lớp tiêu dùng hiện đại hơn thì tìm mua ở những cửa hàng bán thực phẩm sạch trên mạng xã hội.

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, gia đình trước thực trạng thực phẩm “bẩn” bủa vây, người dân đang chuyển từ xu hướng sản xuất tập trung sang sản xuất phân tán, quy mô nhỏ để có sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, tất cả những việc làm này đang đi ngược lại xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi sản xuất quy mô nhỏ lẻ tuy có thể đảm bảo về chất lượng nhưng chí phí sản xuất lớn khiến giá thành sản phẩm cao. Đó là sự thụt lùi của phát triển hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.

Bấy lâu chúng ta vẫn nghe nhiều về cụm từ liên kết 4 nhà (nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp và nhà nông). Tuy nhiên, trên thực tế mối quan hệ này hiện nay vẫn còn rất lỏng lẻo. Người nông dân vẫn sản xuất theo kiểu phong trào, mạnh ai nấy làm và chưa có những doanh nghiệp đủ mạnh tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp để có thể đảm bảo được chất lượng hàng hóa từ nguồn gốc, xuất xứ, cho đến giống cây trồng, phân bón, quy trình chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ... Có thể thấy để giải quyết cái gốc của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm phải có sự vào cuộc của toàn xã hội trong đó cần nâng cao các giải pháp quản lý liên ngành và quan trọng hơn cả là ý thức của người chế biến, chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất cho đến người bảo quản sử dụng thực phẩm. Không chỉ bị xử phạt hành chính, bắt đầu từ ngày 1/7/2016, người nào thực hiện một trong các hành vi như sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; hoặc sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm, chất xử lý môi trường… nằm ngoài danh mục được phép sử dụng, hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với tội danh này là 20 năm tù.

Hy vọng rằng, thời gian tới cơ quan chức năng sẽ có biện pháp mạnh tay hơn trong việc xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “bẩn”, có hại cho người tiêu dùng để những bữa ăn của mỗi gia đình trở nên an toàn hơn.

LÂM THANH

Các tin khác

27/12/2016
27/12/2016
16/12/2016
10/12/2016
2/12/2016
1/12/2016
1/12/2016
29/11/2016
28/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Các tin cũ: năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang