• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mỏ Cày Nam (Bến Tre): Tìm nước sinh hoạt cho dân và cứu đàn gia súc

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 14/03/2016
Ngày cập nhật: 18/3/2016

Kéo giảm thiệt hại cho đàn gia súc đang là một nhiệm vụ hàng đầu của huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre).

Theo đánh giá của cơ quan chức năng huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre), khoảng 16.000ha dừa trong huyện đã bị mặn gây ảnh hưởng nặng nề, đàn heo hơn 200 ngàn con, khoảng 500 ngàn con gia cầm đang đứng trước nguy cơ thiếu nước ngọt sử dụng, nghiêm trọng nhất là nước phục vụ dân sinh cho khoảng 30.000 người đang thiếu trầm trọng... Đáng nói hơn là trên địa bàn huyện, người dân không tìm thấy mạch nước tầng nông nào!

Ông Võ Văn Út - Chủ tịch UBND huyện cho biết, người dân từ lâu đã quen sống chung với mặn nên rất có ý thức trong việc làm đê bao, cũng như nhà nào cũng có trữ nước mưa nhưng mặn năm nay đến quá sớm, đỉnh triều quá cao làm vỡ đê bao cục bộ... nên mọi kế hoạch của họ hầu như bị phá sản. Hiện người dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn!

Bảo vệ đàn gia súc

Theo ThS. Nguyễn Thanh Hùng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, mặc dù hiện nay trên địa bàn huyện chỉ mới xảy ra một vài trường hợp gia súc, gia cầm có biểu hiện bệnh khi gặp thời tiết giao mùa và nước bị nhiễm mặn nhưng trước tình hình hiện nay, nguy cơ phát sinh dịch bệnh nhiều khả năng sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới; đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa và dễ lây lan như: dịch tả, tiêu chảy do E.Coli, phó thương hàn… Ngoài ra, các bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh, bệnh tụ huyết trùng trên gia súc, gia cầm cũng dễ xảy ra, nếu không có biện pháp phòng chống tích cực.

“Người nuôi không nên tái đàn, tăng đàn lúc này, thậm chí cần tranh thủ giảm đàn nhưng trước hết, cần làm cho chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có biện pháp thu gom và xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học, định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng và khu vực xung quanh bằng các dung dịch sát trùng như: Biodine, Virkon, VimeIodine… nước vôi hay vôi bột. Đối với gia cầm, người nuôi tránh gây xáo trộn đàn, bổ sung thêm rau xanh trong khẩu phần thức ăn. Cung cấp đầy đủ nước sạch, bổ sung vào nước uống các loại vitamin C, B.Complex, chất điện giải nhằm nâng cao sức đề kháng, giải nhiệt cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt là cố gắng không để vật nuôi uống nước với độ mặn cao” - ThS. Hùng khuyến cáo.

Cũng theo ThS. Hùng, trong trường hợp nước ngọt không đủ dùng cho gia súc, gia cầm thì người nuôi có thể pha nước ngọt lẫn mặn dưới mức cho phép để vật nuôi sử dụng (gia cầm độ mặn dưới 2%o, heo dưới 4%o, bò dưới 7%o). Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe vật nuôi, tuyệt đối không để vật nuôi thiếu lượng nước ngọt cần thiết để dùng. Đồng thời, chủ động tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho gia súc, gia cầm theo quy trình vắc-xin thú y tại địa phương. Nếu phát hiện các dấu hiệu khác thường, kịp thời báo chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y để có biện pháp xử lý và điều trị.

Hỗ trợ nước kịp thời cho nhân dân

Toàn huyện có 12 nhà máy nước đang hoạt động với tổng công suất gần 6.000m3/ngày đêm, phục vụ cho khoảng 12.500 hộ dân. Tuy nhiên, do nguồn nước thô bị nhiễm mặn với nồng độ quá cao nên không còn sử dụng được. Trong khi đó, theo kiến nghị của UBND huyện, đường ống của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre đã đấu nối để dẫn nước về có độ mặn thấp hơn phục vụ dân sinh. Tuy nhiên, do nguồn của công ty có hạn nên chỉ cung cấp nước được vào ban đêm (từ 22 giờ đến 4 giờ sáng) nên người dân gặp rất nhiều bất cập trong sử dụng nguồn nước này.

“Chúng tôi đề nghị được Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre mở liên tục cả ngày nhưng do công suất có hạn nên họ tạm thời chưa thể tiến hành được. Vậy nhưng, dù công ty này có mở liên tục thì người dân chưa chắc đã an tâm bởi nồng độ mặn trong nước của công ty cung cấp cũng tương đối cao. Điều đáng ngại nhất hiện nay là việc thiếu nước trầm trọng đối với khoảng 5.000 hộ dân nghèo trên địa bàn huyện, do họ khó lòng cân đối được chi tiêu gia đình nếu phải mua nước với giá quá cao”, ông Phan Văn Hợp - Phó Chủ tịch UBND huyện lo lắng. Ông Hợp cho biết thêm, trước mắt, huyện sẽ vận động và trợ giá cho những địa phương có khả năng chở nước ngọt từ thượng nguồn về như sà lan, xe bồn... để về bán với giá thấp cho người dân, trong đó đặc biệt ưu tiên cho hộ nghèo, hộ ở những vùng hẻo lánh.

Đối với nước dùng trong chăn nuôi, huyện khuyến khích người dân đầu tư máy lọc nước mặn thành nước ngọt (tỷ lệ khoảng 30 - 50% lượng nước thô). Và hiện nay, một số hộ dân đã đầu tư thành công phục vụ tốt nhu cầu nước ngọt tại trang trại chăn nuôi của mình. Đồng thời, sẽ theo dõi độ mặn từng lúc trên các sông để kịp thời thông báo rộng rãi cho người dân biết để liệu bề sử dụng trong từng thời điểm cụ thể.

Về lâu dài, UBND huyện Mỏ Cày Nam kiến nghị tỉnh sớm cho triển khai thi công cống đồng Bà Linh, đê bao Phú Tây - Phú Đông (xã An Định), cống Giồng Võ (xã An Thới), đê bao ấp Tân An (xã Tân Trung), đê bao Tân Phú Tây A (xã Minh Đức), đặc biệt là cống Cái Quao để cùng nhau ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nhu cầu nước ngọt sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân. Sớm triển khai dự án cấp nước thô từ Chợ Lách về cù lao Minh, nâng cấp một số nhà máy nước như Thành Thới A, Ngãi Đăng, để phục vụ các cụm dân cư ven sông Cổ Chiên.

“Thiệt hại dễ thấy nhất là 1.590ha hoa màu (trên 90% diện tích canh tác của huyện), còn về thiệt hại trên cây dừa thì rất khó đánh giá ngay bởi chúng sẽ bị mất năng suất vào những vụ cho trái tiếp theo. Tuy nhiên, đã có ít nhất 10.000ha dừa có những biểu hiện vàng lá, rụng trái...”. (Ông Phan Văn Hợp - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam)

Phương Bình

Các tin khác

27/12/2016
27/12/2016
16/12/2016
10/12/2016
2/12/2016
1/12/2016
1/12/2016
29/11/2016
28/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Các tin cũ: năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang