• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bảo vệ rạn san hô khu vực biển miền Trung

Nguồn tin: Fistenet, 16/11/2016
Ngày cập nhật: 17/11/2016

Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học, đã có 50% diện tích san hô khu vực biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế bị phá hủy, tương đương khoảng 400 ha. Và phải mất tầm 50 năm, thậm chí lâu hơn nữa mới có thể phục hồi, vì san hô phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ lớn lên 1 - 2 cm.

Hiện nay, vùng biển Việt Nam có khoảng trên 1.100 km2 rạn san hô, với 240 loài, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Nếu hệ sinh thái này bị mất, sẽ đồng nghĩa với sự cạn kiệt nguồn lợi thủy sản bởi rạn san hô là nơi cư ngụ của 25% các loài sinh vật biển. Các rạn san hô có giá trị cực kỳ quan trọng, như điều hòa môi trường, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh, địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa.

Mặc dù có giá trị quan trọng nhung thực tế, mỗi năm, Việt Nam mất hơn 50 tấn san hô, chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng. Theo các kết quả khảo sát mới nhất, rạn san hô tại đảo Cô Tô đã gần như không còn, còn ở Vịnh Hạ Long sát bờ đã hầu như không còn.

Để xảy ra tình trạng này, có thể nói nguyên nhân là do công tác kiểm soát và bảo vệ san hô tại Việt Nam chưa hiệu quả. Cùng đó, các hoạt động đánh bắt, khai thác của ngư dân cũng góp phần gây ra tình trạng báo động hiện nay cho san hô.

Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học thì đã có 50% diện tích san hô khu vực biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế bị phá hủy, tương đương khoảng 400 ha. Và phải mất tầm 50 năm, thậm chí lâu hơn nữa mới có thể phục hồi, vì san hô phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ lớn lên 1 - 2 cm.

Trong khi đó, khu vực biển 4 tỉnh miền Trung, hệ sinh thái rạn san hô rất quan trọng. Đây là cơ sở để giữ cho vùng biển này giàu có về nguồn lợi hải sản. Chúng tạo ra quần thể sinh vật biển phong phú, tạo ra nguồn lợi đa dạng, được coi là ngôi nhà chung của các loài hải sản. Thường ở đâu có rạn san hô sẽ có khoảng 2.500 loài sinh vật biển lưu trú. Mất rạn san hô, những loài sinh vật biển không còn nơi sinh sản, đồng nghĩa với việc các loài hải sản sẽ không còn sinh sống ở đây. Từ đó dẫn đến hệ sinh thái mất đi.

Mặc dù, theo nguyên lý tự nhiên, các rạn san hô có khả năng tự phục hồi, trứng san hô từ các rạn chưa chết sẽ phát tán ra môi trường, trôi đến và bám vào các khu vực san hô đã chết để giúp san hô mọc lại. Tuy nhiên, để san hô phát triển khỏe mạnh cần nhiều điều kiện, như: môi trường nước sạch; hệ sinh thái san hô còn nguyên vẹn với đầy đủ các sinh vật trong chuỗi thức ăn để tạo điều kiện cho các sinh vật có lợi cho san hô phát triển.

Phục hồi lại rạn san hô đang được coi là cần thiết, tuy nhiên, rất khó để trở về hiện trạng ban đầu. Theo một chuyên gia về hải dương học phân tích, một trong những giải pháp trước mắt là cần đầu tư làm cấu kiện xi măng theo các hình dáng khác nhau của các rạn, sau đó thả xuống các rạn san hô chết. Cùng với nền cũ, một thời gian sau các ấu trùng san hô bám vào đâu thì các loài sinh vật biển sẽ chui vào đó trú ngụ. Tuy vậy, để phương pháp này hiệu quả, trước mắt phải kiểm tra chất lượng nước, xem trong nước có tồn tại hóa chất độc hại không. Đồng thời, kiểm tra lượng chất độc trong trầm tích. Tất cả an toàn mới tính đến biện pháp phục hồi. Vì nếu không thì có phục hồi cũng vô nghĩa.

Theo các chuyên gia, để phục hồi nhanh hệ sinh thái biển nói chung, san hô nói riêng khu vực biển 4 tỉnh miền Trung, ngoài việc làm sạch nước biển, cơ quan quản lý cần triệt để cấm đánh bắt cá bằng các hình thức hủy diệt và đánh bắt cạn kiệt. Mặt khác, cần triệt để ngăn cấm việc xả thải từ đất liền.

Thu Hiền

Các tin khác

27/12/2016
27/12/2016
16/12/2016
10/12/2016
2/12/2016
1/12/2016
1/12/2016
29/11/2016
28/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Các tin cũ: năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang