• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chim trời kêu cứu

Nguồn tin: Báo Hải Phòng, 06/10/2016
Ngày cập nhật: 7/10/2016

Thủy Nguyên (TP.Hải Phòng), vùng đất sơn thủy hữu tình, chung quanh bốn bề sông nước với những thảm rừng ngập mặn, đồi núi tự nhiên là điều kiện lý tưởng cho các loài chim di cư về tránh rét, làm tổ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nơi này trở thành mảnh đất dữ với chim trời khi nạn săn bắn và những bẫy treo luôn rình rập, bủa vây khắp cánh đồng, đường làng ngõ xóm

Lưới bắt chim được chăng dày đặc trên cánh đồng xã Hoàng Động (huyện Thủy Nguyên).

Tận diệt chim trời

Bóng chiều chạng vạng, phóng viên có mặt tại xã Hoàng Động. Trước mắt là bạt ngàn các cheo lưới, bủa vây khắp các cánh đồng. Lưới được mắc trên những cây sào. Đầu sào buộc những chiếc vỏ lon nước ngọt báo động khi chim mắc lưới. Tiếng chim kêu vang khắp cánh đồng.

Anh Bùi Văn Đức, một “cao thủ” nhiều năm săn chim di cư ở xã Hoàng Động cho biết: Tiếng chim kêu đó là từ các máy phát thu sẵn tiếng chim cuốc để gọi chim về đấy. Vào mùa này các loại chim ngói, cò, vạc, cuốc,... về các cánh đồng hay bãi bồi ven sông để kiếm ăn. Một số người dân ở nhiều xã đặt bẫy chúng. Có những người đầu tư cả dàn lưới dài hàng chục mét giăng cao giữa những cách đồng lúa để bẫy chim bay qua, bắt được nhiều chim cùng lúc. Họ sử dụng rất nhiều “công nghệ”để đánh bắt, bẫy, như dùng lưới bắt cả đàn chim, dùng tiếng kêu âm thanh dụ chim vào lưới, thuốc tẩm vào mồi, dùng bẫy chim hoặc dùng lưỡi câu móc vào con mồi như câu cá...Việc săn bắt chim trời chủ yếu bắt đầu tư 6 giờ tối đến sáng. Đây là thời điểm chim bay mỏi cánh, hoặc bay từ ruộng lên tìm chỗ trú ngụ, ánh sáng nhập nhoạng, chim tự bay vào lưới. Khi bị dính lưới, chim sẽ vùng vẫy rất mạnh nên người săn chim chỉ việc ở trong lều canh gần đó đợi chuông kêu ra gỡ chim.

Không chỉ chăng lưới bắt chim di cư ở cánh đồng, ở một số xã như Hòa Bình, Thủy Đường, Chính Mỹ, Lưu Kiếm, nơi có địa bàn đồi núi, còn diễn ra tình trạng săn bắn chim di cư về trú ngụ. Vào các buổi chiều tối, thợ săn chim đi theo nhóm 5, 3 người mang theo súng hơi, đèn pin loại có độ sáng mạnh, rọi từng tán cây trên núi, bắn những chú chim đang ngủ trên cây.

Khi được hỏi, mỗi tối như vậy bắt có được nhiều chim không, anh Đức cho biết, những năm trước, số lượng chim di cư nhiều, người săn chim chỉ sử dụng phương pháp bẫy sập lồng (chỉ bắt được từng con) một tối cũng có thể bắt được 5, 3 con. Nhưng giờ đây, sử dụng hàng chục mét lưới, kết hợp nhiều thủ thuật, nhưng cũng không còn nhiều chim mà bắt. Có những đêm, trên cả cánh đồng cũng chỉ bắt được 5, 7 con, chủ yếu là cò, vạc, may ra được, ngói, le le, sâm cầm…Hôm nào nhiều mang ra mấy nhà hàng ở xã bán với mức giá 50- 100 đến 200 nghìn đồng/con, tùy từng loại chim.

Cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương

Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thủy Nguyên Mạc Đỗ Kiên cho biết: nạn săn bắn chim di cư thường xuyên xảy ra tại một số xã trên địa bàn huyện. Vào mùa chim di cư, đàn chim thường bay về với số lượng lớn. Chúng trú ngụ tại những khu rừng ngập mặn ven sông hoặc lưu trú trên các đồi, núi như núi Sơn Đào, núi Chính Mỹ, Lưu Kiếm…, bị săn bắt với số lượng lớn. Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu, đề xuất với huyện Thủy Nguyên yêu cầu chính quyền các địa phương tích cực vào cuộc, tuyên truyền để người dân hiểu và không săn bắt chim di cư. Tuy nhiên, đến nay vẫn chỉ dừng ở việc vận động, tùy thuộc vào ý thức của mỗi người dân. Đối với những trường hợp săn bắn chim trên núi, tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn trong bảo vệ rừng như việc sử dụng súng săn, gây hỏa hoạn, săn bắt thú trái phép…lực lượng kiểm lâm tích cực kiểm tra, ngăn chặn nhưng chưa bắt được trường hợp cụ thể. Nguyên nhân do địa bàn rộng, phức tạp, trong khi lực lượng kiểm lâm huyện có 3 người, quản lý trên 1000 ha rừng. Chẳng hạn núi Sơn Đào liên quan đến địa giới hành chính của 5 xã, thị trấn, thợ săn bắn thường đi vào ban đêm, thông thuộc địa bàn nên chỉ cần xuất hiện bóng dáng kiểm lâm viên, họ điện báo cho nhau lẩn sang các địa bàn khác, hoặc dấu “đồ nghề” vào một nơi khiến công tác phát hiện, xử lý gặp nhiều khó khăn…

Theo anh Kiên, để ngăn chặn tình trạng săn bắt chim di cư cần có chế tài xử lý, xử phạt có tính răn đe và sự phối hợp cùng vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương. Hiện nay, nhiều xã có quan điểm “bắt một vài con chim trời có ảnh hưởng gì, mùa sau chim lại về…” nên việc săn bắt chim ai cũng biết nhưng không địa phương nào quyết liệt xử lý tình trạng trên. Chưa tính đến nhiều thợ săn là người địa phương, thậm chí có quan hệ họ hàng với cán bộ xã nên được bao che, báo trước khi lực lượng kiểm lâm kiểm tra.

Chim di cư là một nguồn tài nguyên phong phú, có giá trị to lớn về đa dạng sinh học và môi trường. Để ngăn chặn vấn nạn săn bắt chim trời ở huyện Thủy Nguyên, chính quyền các địa phương từ huyện đến xã, thôn cần nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ chim hoang dã, từ đó huy động các đoàn thể, tổ chức và nhân dân cùng vào cuộc. Ngành Kiểm lâm cùng chính quyền các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, xử lý kiên quyết các đối tượng vi phạm. Đồng thời nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên nói chung và các loài chim di cư nói riêng, không để tình trạng chim di cư bị tận diệt, nguy cơ tiệt diệt .

Phương Linh

Các tin khác

27/12/2016
27/12/2016
16/12/2016
10/12/2016
2/12/2016
1/12/2016
1/12/2016
29/11/2016
28/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Các tin cũ: năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang