• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn tin: Báo An Giang, 26/09/2016
Ngày cập nhật: 27/9/2016

Diễn đàn Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ 8, được tổ chức tại An Giang do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) phối hợp UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức trong những ngày qua, đã quy tụ được nhiều giải pháp, sáng kiến hay của nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường. Từ đó, giúp các nhà quản lý có những quy hoạch phù hợp nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐBSCL.

Thiếu hụt nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp

Với chủ đề thảo luận “Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vì an ninh lương thực và nền kinh tế bền vững vùng ĐBSCL”, các chuyên gia đã đóng góp cho diễn đàn 12 bài nghiên cứu khoa học, tập trung vào các vấn đề cấp bách đang tác động trực tiếp đến đời sống của người dân trong vùng, đó chính là biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nguồn nước trên lưu vực sông Mê Kông, bảo tồn và phát triển hệ thống canh tác nông nghiệp sinh thái lúa nổi tại ĐBSCL, cách tiếp cận sinh thái vì phát triển bền vững… Trong đó, vấn đề nổi bật nhất là hiện trạng và giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên trên lưu vực sông Mê Kông. Sông Mê Kông là khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao thứ 2 thế giới (sau Amazon), nơi sản xuất lúa, gạo đủ nuôi sống 300 triệu người/năm, có 1.300 loài cá sinh sống và chế độ dòng chảy dao động theo mùa đã cung cấp môi trường và thức ăn cho các loài thủy sinh theo mùa. Tuy nhiên, với sự phát triển hệ thống thủy điện của các quốc gia thượng nguồn trên sông Mê Kông đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng hạ lưu, làm cho ĐBSCL phải gánh những tổn thất nặng nề như trong đợt thảm họa kép hạn hán, xâm nhập mặn vừa qua, hiện nay nước lũ về ít cũng đang làm giảm nguồn lợi cá trắng, giảm sự đa dạng sinh học, thiếu phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, nguy cơ xoáy lở bờ sông ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa an ninh lương thực, sinh kế của hàng triệu người dân trong vùng, giảm sự thu hút đầu tư, tăng nguy cơ chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với tình hình mới.

Sạt lở đất bờ sông ngày càng tăng

Trước thực trạng trên, TS. Đào Trọng Tứ, Trung tâm Phát triển bảo vệ tài nguyên nước cho rằng, cần trì hoãn quyết định đầu tư của các công ty Việt Nam vào các thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông (như Luan Prabang, Stungtreng), tạo sự đồng thuận các nước khu vực trong việc giải quyết các vấn đề xuyên biên giới, đưa vấn đề sông Mê Kông vào các diễn đàn khu vực và quốc tế, khuyến khích sự hợp tác đa cấp, đa chiều của các tổ chức nghiên cứu, khoa học công nghệ, dân sự Việt Nam với các tổ chức khác trong vùng liên quan tới vấn đề Mê Kông. Còn theo kiến nghị của chuyên gia quản lý tài nguyên nước Nguyễn Hồng Toàn, Việt Nam nên xem xét về vị trí các tiểu lưu vực sông của mình để có bước đi phù hợp trong duy trì và thúc đẩy hợp tác Mê Kông, quản lý nước tổng hợp đòi hỏi phải có một tổ chức hay cơ chế liên ngành, cơ chế này hoặc tổ chức lưu vực sông nên được xem xét thành lập sớm nhất theo Luật Tài nguyên nước 2012. Đồng thời, nước ta cần tuân thủ Hiệp định Mê Kông và các thủ tục dưới Hiệp định và là đầu tàu trong hợp tác Mê Kông để tận dụng cơ hội phát triển và giảm thiểu tác động của phát triển thượng lưu.

Trong Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 cũng đã xác định công việc cụ thể là cần hoàn thiện chính sách bảo vệ tài nguyên nước, tăng cường chống biến đổi khí hậu, xây dựng kịch bản ứng phó, các giải pháp khi xảy ra các vấn đề về nước biển dâng, xâm nhập mặn, tăng cường các biện pháp kiểm soát việc khai thác tài nguyên nước, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học và áp dụng kỹ thuật công nghệ trong quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước. Đối với An Giang, ông Huỳnh Văn Thái, Trưởng phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “An Giang cũng đang nâng cao năng lực dự báo, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, thực hiện dự án tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long, xây dựng hệ thống dữ liệu về khí tượng thủy văn, xây dựng công trình thủy lợi trọng điểm đảm bảo phát triển sản xuất vùng núi và công trình thoát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, thực hiện dự án “Giảm nhẹ rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng gắn với biến đổi khí hậu”, thành lập các khu bảo tồn sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan kết hợp với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…”

TRÚC PHA

Các tin khác

27/12/2016
27/12/2016
16/12/2016
10/12/2016
2/12/2016
1/12/2016
1/12/2016
29/11/2016
28/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Các tin cũ: năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang