• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mùa… ngóng lũ - Kỳ I: Mỏi mòn chờ con nước

Nguồn tin: Báo An Giang, 30/08/2016
Ngày cập nhật: 31/8/2016

LTS: Cái câu “tháng bảy nước nhảy khỏi bờ” không xa lạ với cư dân An Giang khi xưa nhưng với những con người hôm nay, hình ảnh ấy bỗng trở nên… xa xôi. Dù là cuối tháng 7 (âm lịch) nhưng người ta phải bơm nước ngược lên đồng; cá, tôm, nguồn lợi thủy sản mùa lũ gần như vắng bóng. Từ nỗi sợ lũ năm xưa, giờ đây người ta lại lo… không có lũ.

“Hồi đó sợ nước ngập nhà nên xây nhà sàn thật cao. Bây giờ lại khổ với cái nhà sàn. Gần sang tháng 8 âm lịch rồi mà nước dưới sông vẫn cứ thấp lè tè, không “bò” nổi lên đồng. Muốn xài nước cứ phải bắc cây cầu dài xuống sông” – lão nông Lê Văn Hạc, xã Khánh An (An Phú), thở dài.

Mừng hụt từ bài báo “tưởng tượng”

Với cư dân sống lâu năm ở vùng đầu nguồn như ông Hạc, hình ảnh “ngồi trên nhà sàn khoát tay đụng nước, thả mồi câu cá dễ như bắt cá trong thau” vốn đã quen thuộc nay lại trở thành ký ức. “Hồi đó, vào mùa lũ, cá tự nhiên ăn không hết. Ra đồng, giăng tay lưới, nhổ vài cọng bông súng (thường dài 2-3m), hái mớ bông điên điển là có món ngon. Còn bây giờ, dân đầu nguồn vẫn phải mua cá nuôi để ăn”. Lão nông Lê Văn Hạc nhìn con nước mà đôi mắt như miên man nhớ về thời quá khứ.

Mực nước ngã tư kênh Tám Ngàn – kênh Ranh giống như mùa khô

Từ vùng biên giới Khánh An đổ ngược về hướng Châu Đốc trên tuyến Tỉnh lộ 956, dễ nhận thấy những màu đỏ hai bên đường. Bên trái là con sông Hậu đỏ au một màu nước trộn lẫn phù sa, mực nước rất thấp, còn bên phải là những đám rẫy, ruộng lúa đã thu hoạch xong, thân, lá còn lại cháy khô vì không có nước. “Nếu như lúc trước, thời điểm này lượng cá tự nhiên đánh bắt được rất nhiều, đem đi ủ mắm còn không hết thì hiện nay, cá linh, cá sặc, cá rô non… lại trở thành món ăn xa xỉ” - anh Lê Văn Vũ, người dân ấp Phước Thạnh (xã Phước Hưng, An Phú), chia sẻ. Vùng đầu nguồn đã vậy thì dân ở vùng hạ nguồn như Long Xuyên, Chợ Mới, vùng nội đồng Tứ giác Long Xuyên mong gì sản vật mùa lũ, trừ một lượng ít cá linh non, cua đồng có giá cao ngất ngưỡng.

Giữa cảnh tình người dân đang mong lũ như vậy, tôi chợt mừng rơn khi nghe anh bạn đồng nghiệp ở Hà Nội gọi vào: “Anh nghe lũ về rồi, phải làm một chuyến xuống miền Tây mới được”. Cứ tưởng anh có thông tin “độc quyền” gì đó, ai ngờ anh bảo đọc bài báo “Lũ về…” trên trang Tin tức Thông tấn xã. Trời ạ, đồng ruộng đang khô cằn mà tác giả Hoài Minh lại viết: “… Năm nay lũ lại đến. Con nước từ thượng nguồn đổ về làm mực nước từ sông Tiền, sông Hậu dâng cao. Vậy là nỗi lo về một mùa nước dâng nữa lại canh cánh bên lòng của tất cả mọi người dân”. “Chắc nước lũ do tác giả… tưởng tượng ra anh ơi. Dưới này làm gì có nước” – tôi phản hồi lại để anh bạn khỏi cất công về An Giang, nơi anh còn giữ nhiều ký ức về mùa lũ của… mười mấy năm trước.

Đánh liều sản xuất

Từ An Phú về Châu Đốc, đi dọc theo tuyến kênh Vĩnh Tế qua Tịnh Biên, đến Tri Tôn lại vòng qua tuyến kênh Mới xuôi về Lò Gạch, đi dọc theo kênh Tám Ngàn về hướng Kiên Giang, đâu đâu cũng thấy những cánh đồng khô cạn. Dù đã có nhiều cơn mưa hơn nhưng nước dưới kênh vẫn thấp cứ như đang mùa khô. Trên đồng, những ruộng lúa thu hoạch xong trơ gốc rạ khô, kế bên là những ruộng lúa sắp thu hoạch, nhiều mảnh ruộng đang gieo sạ.

Nếu như những năm trước, thời điểm này, người dân sống dọc kênh Ranh (tiếp giáp giữa huyện Tri Tôn – An Giang và huyện Hòn Đất – Kiên Giang) lo chuẩn bị câu, lưới đánh bắt cá thì giờ đây, họ lại lo chăm sóc lúa. Vừa chỉnh chiếc máy bơm nước lên ruộng, ông Lê Văn Sơn, nông dân xã Bình Sơn (huyện Hòn Đất, Kiên Giang), thật tình: “Vùng này chưa có đê bao nên chủ yếu canh tác 2 vụ lúa, mùa lũ thì sống bằng nghề câu lưới. Tuy nhiên, mấy năm nay thấy nước quá nhỏ, nhiều người tranh thủ xạ sớm lúa đông xuân, hè thu để làm thêm vụ 3. Lúc trước, thời điểm này nước đã tràn đồng nhưng năm nay tôi vẫn phải bơm nước vào ruộng. Cuối tháng 7 âm lịch rồi nhưng nước quá thấp, máy bớm gần như dựng đứng, tốn dầu quá trời. Với tình hình này, có thu hoạch xong lúa vụ 3 chắc cũng chưa có lũ” – ông Sơn bộc bạch. Ở những vùng giáp ranh An Giang, nông dân Kiên Giang gieo sạ lúa vụ 3 khá nhiều. Có người “nhát” không dám xuống giống thì bỏ ruộng khô cháy hơn tháng nay.

Là một nông dân có nhiều kinh nghiệm, ông Nguyễn Lợi Đức, xã Lương An Trà (Tri Tôn), không khỏi lo lắng: “Tình hình này sản xuất vụ đông xuân tới sẽ gặp bất lợi vì nước ít không xả được phèn, cung cấp phù sa cho đất và cắt đứt mầm bệnh vụ hè thu”.

NHÓM PV KINH TẾ

Các tin khác

27/12/2016
27/12/2016
16/12/2016
10/12/2016
2/12/2016
1/12/2016
1/12/2016
29/11/2016
28/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Các tin cũ: năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang