• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề “ăn theo” lũ vào mùa

Nguồn tin: Báo An Giang, 05/08/2016
Ngày cập nhật: 6/8/2016

Cùng với quá trình chuẩn bị bổn nghệ mưu sinh của dân câu lưới, những hộ gắn bó với nghề “ăn theo” lũ cũng bước vào mùa sản xuất chính trong năm. Với họ, mùa nước là mùa “ăn nên làm ra” nên ai cũng cố gắng tích lũy đồng vô kha khá trong mấy tháng nước ngập đồng.

Mới tháng 3 âm lịch, làng lọp cua Mỹ Đức (Châu Phú, An Giang) đã xuất hiện hình ảnh các bà, các chị ngồi chẻ tre, vót ghẻ. Đi từ đầu đến cuối xóm, nhà nào cũng tất bật với công việc quen thuộc của mình. “Người dân ở đây làm lọp cua đã mấy chục năm, nhiều gia đình thuộc diện cha truyền con nối. Khi con cá, con cua còn nhiều, dân trong xóm này chủ yếu làm lọp để đi đặt, mỗi nhà chừng vài chục cái. Về sau, nhiều nơi biết tiếng đến hỏi mua nên chúng tôi chuyển hẳn sang việc làm lọp để bán. Khoảng 5 năm trước, nhiều gia đình trong xóm chỉ sống nhờ vào chiếc lọp cua mà có của ăn, của để” - ông Đinh Văn Đỏ, người dân làng lọp cua Mỹ Đức, cho biết.

Nghề “ăn theo” lũ vào mùa

Theo ông Đỏ, lọp cua Mỹ Đức được ưa chuộng vì các hộ ở đây khá lành nghề. “Bà con ở đây đều có trên 10 năm “tuổi nghề” nên lọp làm ra khá đẹp và bền, được khách hàng khắp nơi ưa chuộng. Có những khách hàng ở tận Campuchia hay miệt biên giới đầu nguồn cũng tìm đến đây, nhiều người mua đến cả ngàn cái lọp mỗi mùa. Bởi vậy, chúng tôi chỉ siêng năng mấy tháng mùa nước là có thể trang trải chi phí sinh hoạt cả năm” - ông Đỏ cho biết.

Mùa nước năm nay, ông Đỏ lại tất bật với công việc quen thuộc của mình. Tuy nhiên, do nước lũ mấy năm gần đây không lớn nên thu nhập của gia đình ông cũng giảm theo. “Nếu mùa nước năm trước, tôi nhận “đơn hàng” đến 3.000 cái thì mùa này chỉ còn một nửa. Tuy nhiên, nếu trừ hết chi hết chi phí vẫn kiếm được khoảng 20 triệu đồng/mùa”. Ông Đỏ dự tính chỉ nhận làm lọp đến tháng 8 âm lịch, sau đó sẽ tự đi đặt cua ở các cánh đồng biên giới Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc) hay Vĩnh Gia (Tri Tôn). Nếu trúng luồng cua chạy, ông có thể thu nhập cao hơn việc làm lọp cả mùa.

Cũng sống bằng nghề “ăn theo” lũ nhưng ông Lê Văn Vy, người dân ấp Mỹ Thành, xã Mỹ Đức (Châu Phú), lại chọn nghề sản xuất lưới 3 màng. Tuy không được công nhận làng nghề nhưng cái “xóm lưới” nơi ông Vy cư ngụ vẫn được nhiều nơi biết đến. Ông cho biết: “Tôi theo nghề này đã 40 năm và cũng nhờ nó mà có được cuộc sống ổn định như hôm nay. Tháng 2 âm lịch, tôi và bà con trong xóm đã bắt đầu đươn lưới 3 màng. Mấy năm trước, công việc làm ăn khá thạnh. Bình quân mỗi mùa, gia đình tôi sản xuất trên 400 tay lưới để bán cho khách hàng ở biên giới An Phú hay các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang. Do lưới bền, dính được nhiều cỡ cá nên bà con khắp nơi tin tưởng. Có khi tôi phải thuê đến mấy chục nhân công trong xóm mới kịp hoàn thành số lượng để giao cho khách đúng hẹn”. Tuy nhiên, ông Vy cũng cho biết rằng, công việc buôn bán lưới còn chậm vì con nước vẫn chưa “nhảy đồng”. Hiện nay, nhờ vào công việc đươn lưới 3 màng mà khoảng 60 lao động trong xóm của ông Vy có thu nhập từ 60.000 - 70.000 đồng/ngày. “Mong rằng, con nước năm sẽ lớn để đời sống người dân trong “xóm lưới” này khá hơn. Với chúng tôi, thu nhập tăng lên hay giảm xuống cũng phải “ăn theo” con nước”- ông Vy bộc bạch.

Tuy được xem là nghề “ăn theo” lũ nhưng việc làm lọp cua hay đươn lưới 3 màng đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Vì vậy, các cấp, các ngành liên quan cần có biện pháp hỗ trợ để người dân ở các làng nghề này đảm bảo đời sống kinh tế gia đình trong những tháng nước ngập đồng.

Theo số liệu của Trung tâm Khuyến công tỉnh, làng lọp cua Mỹ Đức có hơn 60 hộ trực tiếp sản xuất mặt hàng này vào năm 2013. Ngoài ra, họ đã góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương, với thu nhập 60.000 - 70.000 đồng/người/ngày. Trung tâm Khuyến công tỉnh An Giang đã hỗ trợ máy vót ghẻ cho người dân làng nghề để việc sản xuất lọp cua thuận lợi hơn.

THANH TIẾN

Các tin khác

27/12/2016
27/12/2016
16/12/2016
10/12/2016
2/12/2016
1/12/2016
1/12/2016
29/11/2016
28/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Các tin cũ: năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang