• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thoát nghèo bền vững từ tổ hợp tác

Nguồn tin:  Báo Phú Yên, 07/03/2015
Ngày cập nhật: 9/3/2015

Ông Phạm Văn Củ đang chằng chống lại những cây đu đủ tại trang trại của mình - Ảnh: T.HIẾU

Gần 20 năm trước, vùng đất của Tổ hợp tác (THT) trang trại Sơn Ngọc thuộc thôn Ngọc Sơn Tây (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) còn hoang vu, trơ trụi. Đến nay, nơi này trở thành một vùng phát triển kinh tế cho nhiều hộ gia đình.

Nông dân liên kết làm trang trại

Năm 1998, UBND xã Hòa Quang Bắc thành lập THT trang trại Sơn Ngọc với 21 thành viên để liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, giống cây trồng, kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn phát triển kinh tế. Tổ trưởng THT trang trại Sơn Ngọc Huỳnh Văn Tánh cho biết: Những ngày đầu mới thành lập, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi, các thành viên vừa khai hoang trồng cây, vừa ra sức xây đập chặn dòng nước tại suối Đá Bàn sau đó, mỗi thành viên tự đầu tư đường ống dẫn nước về tưới cây ở trang trại mình. Nhờ vậy, cây cối quanh năm xanh tốt, thu nhập của bà con ngày càng cao. Hiện nay, THT đã phát triển lên 56 thành viên, là các chủ trang trại, sở hữu trên 200ha đất bằng phẳng, trồng cây ăn quả và 600ha đất rừng với các loại cây keo lá tràm, bạch đàn, xà cừ… Nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn được tuyên dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, cấp Trung ương.

Có được thành quả trên là nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ trong việc vay vốn ưu đãi, truyền đạt kinh nghiệm áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi giữa các thành viên. Đến nay, nhiều thành viên của THT thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Điển hình như gia đình ông Bùi Văn Quý (SN 1949), quê ở phường Phú Lâm (TP Tuy Hòa). Trước đây, ông Quý mua bán bạch đàn kiếm sống, thu nhập rất bấp bênh. Năm 1999, ông mua đất đầu tư chăn nuôi bò, trồng rừng. Hiện ông Quý sở hữu gần 12ha đất rừng, mỗi năm thu nhập cả trăm triệu đồng. Ông Quý cho biết: “Từ ngày chuyển lên vùng đất mới sinh sống, nhờ sự chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ của thành viên THT nên tôi yên tâm đầu tư trồng keo lá tràm, bạch đàn, xà cừ. Ban đầu không có tiền nên tôi trồng theo kiểu “chắp roi cày” (trồng theo từng năm). Nhờ vậy đến nay, năm nào tôi cũng thu hoạch cây rừng. Mới đây, tôi bán hơn 1ha xà cừ được 150 triệu đồng”.

Thoát nghèo bền vững

Năm 1991, gia đình ông Phạm Văn Củ, quê ở thôn Phụng Tường, xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa) thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Thiếu đất canh tác, vợ chồng ông chuyển lên trang trại Sơn Ngọc khai hoang đất trồng cây, nuôi bò. Đến nay, gia đình ông Củ đã sở hữu 11ha đất; trong đó có 2ha đất trồng cây ăn quả như đu đủ, mít, mãng cầu… và trồng cỏ chăn nuôi bò, 9ha còn lại để trồng keo, bạch đàn, xà cừ, mỗi năm thu nhập 100 triệu đồng. Ông Củ nói: “Ngày trước, vợ chồng tôi chỉ có mấy sào lúa nước nhưng phải nuôi 8 đứa con ăn học. Vì vậy, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Từ khi chuyển đến trang trại Sơn Ngọc khai hoang đất trồng trọt, chăn nuôi bò, thu nhập của gia đình ngày càng cao nên có điều kiện nuôi con cái. Hiện các con tôi đã lập gia đình, có công việc ổn định, còn thằng út đang học tiến sĩ Luật ở TP Hồ Chí Minh”. Tương tự là gia đình ông Huỳnh Văn Tánh ở thôn Ngọc Sơn cũng có của ăn của để từ THT trang trại Sơn Ngọc. Năm 1997, ông Tánh giao nhà cửa cho con, vợ chồng ông lên trang trại Sơn Ngọc khai hoang đất trồng cây, nuôi bò. Sau đó, ông vay 20 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Hòa để mua cây giống về trồng. Đến nay, trang trại của ông Tánh rộng 12ha, gồm các cây ăn quả như: mít, mãng cầu, chuối, đu đủ, ớt, khổ qua, dưa leo… và trồng bạch đàn, keo, xà cừ. Ông Tánh cho biết: “Với mô hình sản xuất rừng - vườn như hiện nay, mỗi năm gia đình tôi thu nhập khoảng 200 triệu đồng”. Ông Tánh còn cho biết, ông đã 2 lần được tuyên dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.

Chủ tịch UBND xã Hòa Quang Bắc Lê Thị Kim Liên nói: “Trong 56 hộ dân thuộc THT trang trại Sơn Ngọc không chỉ có người dân trong xã mà còn có một số hộ ở các xã lân cận. Nhiều hộ trong THT trước đây đa số là những hộ nghèo, nhưng đến nay họ không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn nhiều hộ được tuyên dương sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Đối với diện tích đất canh tác của 56 hộ, xã cũng đã phối hợp với địa chính huyện đo đạc và cấp sổ đỏ hơn 100ha đất để bà con yên tâm làm ăn, canh tác”.

TRUNG HIẾU - NGỌC THẮNG

Các tin mới:

9/3/2015
9/3/2015
9/3/2015
9/3/2015
9/3/2015
9/3/2015
9/3/2015
9/3/2015
9/3/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang