• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thừa Thiên Huế: Triệu phú trẻ ở làng quê

Nguồn tin:  Báo Thừa Thiên Huế, 28/12/2015
Ngày cập nhật: 30/12/2015

Bằng sự năng động, sáng tạo của sức trẻ, nhiều thanh niên nông thôn đã trở thành những triệu phú trẻ ngay trên làng quê của mình.

Không quản khó

Tốt nghiệp PTTH, chàng thanh niên Hoàng Trọng Tuấn, xã Phong Hải (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) đi làm công nhân nuôi tôm cho các công ty đóng trên địa bàn huyện. Thời gian đó, dù mùa hè hay mùa đông anh đều có mặt dưới hồ tôm hàng giờ đồng hồ để làm vệ sinh hồ và theo dõi sự phát triển của tôm “Tuy làm việc cực khổ, nhưng đó là thời gian “vàng” để mình có được ngày hôm nay”, Tuấn bộc bạch.

Nhiều lao động nông thôn được anh Hùng tạo việc làm

Năm 2011 anh quyết định dùng số vốn tích cóp được và vay mượn thêm để đầu tư nuôi 2 hồ tôm, với diện tích 5.500m2, thực hiện ước mơ bấy lâu của mình. “Đặt cược” cuộc sống của gia đình vào 2 hồ tôm, anh cẩn thận từ khâu nhỏ nhất, bởi vốn đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng rất lớn, chỉ cần sơ sẩy nhỏ cũng dẫn đến mất trắng. Mặc dù có 7 lao động làm công, nhưng anh vẫn chẳng khác anh công nhân nuôi tôm ngày nào, trực tiếp tham gia từ cải tạo ao, thả giống đến chăm sóc, cho ăn, thu hoạch... “ăn ngủ cùng tôm, vui buồn cũng tôm”. Với những kinh nghiệm tích lũy, cộng với sự chăm chỉ cần mẫn, cẩn thận đã giúp chàng thanh niên trẻ thành công từ khi đầu tư nuôi tôm cho đến nay. Trung bình mỗi năm thu được trên 3 tỷ đồng, trừ chi phí anh lãi ròng gần 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 10 lao động. Ngoài ra, anh cũng tích cực tham gia các phong trào thanh niên tại địa phương và là ủy viên Ban chấp hành Hội LHTN Việt Nam xã Phong Hải.

Dẫn chúng tôi đi xem trang trại chăn nuôi rộng hơn 5ha của mình, anh

Nguyễn Văn Chương (phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy) kể về con đường bám quê làm kinh tế của mình. Năm 2002, đang là sinh viên Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Huế, anh quyết định nghỉ học về tiếp quản trang trại chăn nuôi của gia đình đang gặp khó khăn, mặc cho gia đình can ngăn. Trở về quê, anh bắt đầu cuộc sống của một nông dân thực thụ, ngày đêm lăn lội để vực dậy trang trại. Tuy nhiên, mọi việc không dễ như anh nghĩ, hàng ngàn con vịt bị dịch cúm H5N1, phải tiêu hủy. Kết quả gần như trắng tay. Không có đường lùi, anh đem toàn bộ số tiền vợ chồng dành dụm được và vay mượn thêm để làm lại từ đầu.

Rút kinh nghiệm từ thất bại, lần này anh cẩn thận trong từng việc nhỏ, từ chọn giống, làm chuồng, tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng đến theo dõi sự phát triển của đàn vịt từng ngày.... Nhờ đó, 3.000 con vịt giống của anh đã phát triển tốt, tỷ lệ đẻ trứng đạt 80%. Anh còn đào ao nuôi cá và tận dụng vùng đất đồi của trang trại trồng cây sanh, lộc vừng. Bình quân mỗi năm anh thu nhập trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi trên 400 triệu đồng. Ngoài số lao động thời vụ, trang trại của Chương đang tạo việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương với thu nhập 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Không giữ bí quyết làm giàu cho riêng mình, anh Chương sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm cho bất cứ ai khi tới trang trại anh tìm hiểu.

Tìm hướng đi mới

Cũng làm giàu từ nơi “chôn nhau, cắt rốn”, nhưng Đinh Khắc Hùng, sinh năm 1983, thôn Vinh Sơn, xã Lộc Sơn (Phú Lộc) lại tìm cho mình hướng đi khác. Tiếp chúng tôi tại cơ sở sản xuất gỗ và nhiều sản phẩm mộc mỹ nghệ, Giám đốc Công ty TNHH mộc mỹ, nghệ Đinh Khắc Hùng kể về con đường lập nghiệp của mình. Yêu nghề mộc mỹ nghệ nên sau khi nghỉ học, anh đã vào Đắc Lắc học nghề. Sau 4 năm khổ luyện, anh trở về quê mở xưởng mộc mỹ nghệ, với vốn đầu tư ban đầu 20 triệu đồng. 5 năm sau, các sản phẩm của anh như bàn, ghế, giường, tủ... đã được nhiều khách hàng trong tỉnh biết đến nhờ đường nét sắc sảo, hoa văn tinh tế. Năm 2011, anh đã thành lập công ty TNHH với vốn điều lệ 7 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 10 thanh niên địa phương, với mức lương trung bình 6 triệu đồng/tháng/người và hàng chục lao động thời vụ. Doanh thu hàng năm của công ty đạt hàng tỷ đồng.

Hùng chia sẻ, để quảng bá sản phẩm, trong các dịp như hội chợ thương mại, Festival nghề truyền thống Huế, anh đều có gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm của anh không chỉ được người dân trong tỉnh mà còn lan tỏa đến nhiều tỉnh thành khác trong cả nước như Đà Nẵng, An Giang, Cà Mau... Anh cũng đã từng tham gia thực hiện đề án “Đào tạo nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ cho lao động nông thôn” của Sở Công thương và đã đào tạo nghề cho 40 lao động nông thôn. Một số lao động, sau khi được đào tạo có nhu cầu anh nhận vào làm tại công ty. Không chỉ làm kinh tế giỏi, Hùng còn là Bí thư chi đoàn năng động của thôn Vinh Sơn từ năm 2011 đến nay. Anh chia sẻ: “Được cùng anh em trẻ trong thôn tham gia các phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng mình thấy rất vui và ý nghĩa. Vì vậy, dù bận rộn với công việc kinh doanh nhưng mình cũng luôn tranh thủ đưa phong trào của chi đoàn ngày càng phát triển”.

Anh Nguyễn Duy Cường, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế khẳng định: “Hiện nay, số thanh niên biết tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều, có hàng chục mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ mang lại thu nhập mỗi năm từ 300 triệu đồng trở lên. Từ các mô hình này, đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh. Để nhân rộng các mô hình làm giàu này, thời gian tới Tỉnh đoàn tiếp tục tăng cường công tác hỗ trợ vốn vay, đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao tiến bộ, khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, giúp những nhà nông trẻ yên tâm sản xuất. Đồng thời, thành lập các Hợp tác xã thanh niên, các câu lạc bộ thanh niên giúp nhau làm kinh tế để tập hợp sức mạnh, liên kết các mô hình thanh niên làm kinh tế với nhau”.

Để đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp, thời gian qua, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác trên 42 tỷ đồng, cho hơn 3.000 thanh niên vay vốn phát triển kinh tế và thành lập 4 hợp tác xã và 38 câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế.

Hải Thuận

Các tin mới:

30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang